ClockThứ Hai, 15/01/2018 13:31

Phát triển thương mại, dịch vụ thành ngành mũi nhọn

TTH - Kêu gọi đầu tư các điểm du lịch, tham quan vui chơi giải trí, nâng cao chất lượng hàng lưu niệm và phát triển các khu phố ẩm thực là những mục tiêu của UBND TP. Huế trong năm 2018 nhằm đưa thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng nguồn thu và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn.

Thương mại toàn cầu "phục hồi mạnh" trong nửa đầu năm 2017ASEAN đứng trước sự bùng nổ thương mại điện tửTăng trưởng thương mại toàn cầu có khả năng đạt 2,4% trong năm 2017

Phố đi bộ Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An, TP. Huế trở thành điểm đến hấp dẫn thú vị với du khách trong và ngoài nước từ nhiều tháng trở lại đây. Ảnh: P. Thành

Nâng cao chất lượng

Tháng 3/2018, người dân Huế và khách du lịch sẽ được tham quan, mua sắm và thưởng thức các dịch vụ chất lượng cao khi Tập đoàn Vingroup đưa vào hoạt động Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom và khách sạn 5 sao Hùng Vương tại khu đất “vàng” ngã sáu Hùng Vương-Đống Đa-Hà Nội. Với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, công trình được xây dựng trên diện tích 4.500m², bao gồm khu trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao cùng hệ thống các phòng tập gym, spa, bể bơi hiện đại.

Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 27 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2016, hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ dần hoàn thiện và phát triển với hàng chục trung tâm mua sắm, siêu thị, siêu thị mini, chợ truyền thống quy mô lớn, hàng hóa đa dạng. Công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhiều làng nghề truyền thống mở rộng quy mô như kim hoàn, đúc đồng, thêu, tre mỹ nghệ.

Hoạt động du lịch trong năm 2017 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, tổng lượt khách đến Huế đạt trên 23 ngàn lượt, doanh thu du lịch đạt 2.300 tỷ đồng. Đề án “Thí điểm tổ chức tuyến phố đi bộ tại các tuyến đường Phạm Ngũ Lão- Chu Văn An- Võ Thị Sáu” hoạt động từ tháng 9/2017 đã phát huy giá trị khi thu hút nhiều du khách tham quan và tham gia vào các hoạt động như viết thư pháp, nhân tượng, biểu diễn múa rối trên cạn.

Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế- ông Đồng Sỹ Toàn đánh giá, tuyến phố đi bộ ra đời không chỉ tạo thêm địa điểm vui chơi giải trí cho người dân mà còn tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm thành phố, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho Nhà nước và bản thân các cơ sở kinh doanh. Hiện, đã có 170 trường hợp đăng ký nhu cầu sử dụng vỉa hè để kinh doanh, trong đó đã có 136 trường hợp sử dụng vỉa hè để bán hàng và kinh doanh dịch vụ.

Kết nối cung cầu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những nhiệm vụ được UBND TP. Huế tập trung trong năm 2018

Xã hội hóa, kêu gọi đầu tư

Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành nhận định, tốc độ phát triển kinh tế năm 2017 nói chung, lĩnh vực thương mại, dịch vụ nói riêng tuy ổn định nhưng chưa bứt phá; tính liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) còn hạn chế, công tác xã hội hóa (XHH) đầu tư các dịch vụ trên địa bàn chưa nhiều. Năm 2018, thành phố tiếp tục triển khai một số dự án (DA) hạ tầng quy hoạch hỗ trợ phát triển du lịch- dịch vụ, như hoàn thành lập quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương; mở rộng không gian đường đi bộ, phố đi bộ; các công viên hai bờ sông Hương; DA không gian sách trên đường Hai Bà Trưng.

“Năm 2018 thành phố tập trung triển khai các DA trọng điểm về du lịch, dịch vụ, trong đó chú trọng XHH đầu tư trung tâm làng nghề đúc đồng Huế thành điểm thu hút khách du lịch, hoàn thiện không gian văn hóa nghệ thuật trên trục đường Lê Lợi để triển khai hiệu quả các thiết chế bảo tàng phục vụ khách du lịch và người dân, đồng thời khai thác các DA du lịch sinh thái đã có, tạo cơ chế chính sách kêu gọi DN vào đầu tư các khu du lịch- dịch vụ- giải trí Cồn Hến, Thủy Biều, Thủy Xuân, xây dựng công trình chuỗi dịch vụ lữ hành và các dịch vụ bổ trợ có tầm vóc quốc tế tại Huế”, ông Thành nhấn mạnh.

Sau khi UBND tỉnh và TP. Huế chấp thuận chủ trương đầu tư, tháng 8/2017, Công ty CP Đầu tư Sunrise khởi công xây dựng Khu văn hóa đa năng công viên Kim Đồng, đây là một trong những DA quy mô lớn do DN bỏ vốn đầu tư, mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn TP. Huế. Khu văn hóa đa năng gồm khu vui chơi giải trí công nghệ cao kết hợp bãi đỗ xe, địa điểm tổ chức nhiều loại hình văn hóa thể thao, thương mại, du lịch với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng. Dự kiến sau 2,5 năm xây dựng, công trình sẽ đưa vào hoạt động.

Theo thiết kế, DA sẽ xây dựng khu vui chơi giải trí với sức chứa khoảng 1.000 người, khu tầng hầm bãi đỗ xe với sức chứa 146 xe hơi và 345 xe máy.

Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sunrise Trần Đức Minh kỳ vọng công trình hoàn thành sẽ tạo được điểm nhấn về kiến trúc, tạo cảnh quan đẹp cho khu vực trung tâm TP. Huế, đặc biệt là giải quyết vấn đề giao thông tĩnh cho khu vực xung quanh Bệnh viện Trung ương Huế.

“Với sự hỗ trợ từ các ban ngành chức năng, vị trí khu đất đẹp và thông thoáng nên DN đang đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đưa công trình vào hoạt động theo đúng thời gian cam kết”, ông Minh khẳng định.

Để xứng tầm là đô thị trung tâm, UBND TP. Huế đang xây dựng đề án phát triển thương mại thành phố đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; nghiên cứu và triển khai thí điểm một số tuyến phố văn minh thương mại như Trần Hưng Đạo, Phan Đăng Lưu, Hùng Vương, Bến Nghé; đẩy mạnh giao thương, kết nối cung cầu sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống và đặc sản Huế, tạo cơ hội cho người dân phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top