ClockThứ Sáu, 29/12/2017 12:51

Phát triển thương mại, dịch vụ

TTH - Cùng với việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thị xã Hương Trà chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ.

Hương Trà: Đạt 42/49 tiêu chí đô thị loại IVHương Trà: 5 lao động được tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làmHương Trà: Xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước 2017Hương Trà: Cá chết do nước thiếu ôxi trầm trọngHương Trà: Quyết nghị 12 chương trình hành động

 Khe Hung (thuộc lòng hồ thủy điện Bình Điền) một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn có thể đưa vào khai thác tại Hương Trà

Tăng về lượng và chất

Hương Trà nằm liền kề TP. Huế về phía Bắc, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua; nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng; có khu công nghiệp Tứ Hạ và là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển thương mại, dịch vụ. Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh và Trung ương, thị xã Hương Trà từng bước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, tạo chuyển biến đáng kể trong cơ cấu kinh tế từ một huyện nông nghiệp sang một thị xã năng động với công nghiệp và dịch vụ.

Hương Trà dự ước giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2017 đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng 18,1% so với 2016. Tỷ trọng của ngành chiếm 45% trong cơ cấu kinh tế của thị xã (so với 2010 là 41,5%) với trên 6.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ, gần 200 doanh nghiệp (DN) và trên 5.500 hộ cá thể hoạt động. Các loại hình dịch vụ vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua bán ô tô, xe máy... theo đó phát triển nhanh, tăng cả về số lượng và chất lượng phục vụ.

Ở lĩnh vực dịch vụ du lịch, thị xã Hương Trà có những bước tiến tích cực khi có hơn 70% lượng khách đến Huế ghé tham quan các điểm thuộc quần thể di sản quốc gia trên địa bàn như lăng Minh Mạng, Gia Long, điện Hòn Chén... Doanh thu hàng năm từ các dịch vụ này đều tăng. Thị xã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; khảo sát đầu tư điểm vui chơi, kết nối các tour, tuyến các điểm du lịch trong tỉnh; đưa vào khai thác tour du lịch làng nghề, tour về với phố cổ Bao Vinh, khu sản xuất hoa màu ở Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ.

Nhiều gia đình ở các phường Tứ Hạ, Hương An, Hương Hồ, Hương Thọ mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nâng số điểm lưu trú trên địa bàn lên 3 khách sạn, 16 nhà nghỉ với hàng trăm phòng. Với sự phát triển phong phú, đa dạng các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ làm cho bộ mặt đô thị của Hương Trà ngày càng sầm uất. Việc các DN, hộ gia đình mở rộng đầu tư kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Khe Lạnh (thuộc lòng hồ thủy điện Bình Điền) một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

Tích cực thu hút đầu tư

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Trưởng phòng Tài chính -  Kế hoạch thị xã Hương Trà, mặc dù lĩnh vực thương mại, dịch vụ có bước phát triển, là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn hạn chế, chủ yếu ưu tiên phục vụ công tác quy hoạch. Để đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, thị xã đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, DN, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ phù hợp với tiềm năng của thị xã.

Thời gian qua, các dự án (DA) lớn của DN “đầu tàu” chưa triển khai nhiều tại địa phương, nhưng Hương Trà đang hy vọng vào những DA có quy mô đã và sẽ triển khai trong năm 2018, như: DA đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ bảo dưỡng trưng bày kinh doanh ô tô của Công ty Ô tô Trường Hải (đang triển khai); DA khu nghỉ dưỡng cao cấp Hue Spirit Sanctuary tại phường Hương Hồ của Công ty Hue Spirit Sanctuary đã được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư; Công ty Việt Hưng đang khảo sát đầu tư khu dịch vụ du lịch sinh thái tại xã Hải Dương trên diện tích 230ha; Công ty Đất xanh xin đầu tư khu đô thị mới trên diện tích 10ha với vốn đầu tư 220 tỷ đồng...

Hương Trà đang tiến hành xây dựng quy hoạch bãi tắm cộng đồng (18,3 ha) tại Hải Dương; quy hoạch điểm du lịch sinh thái Khe Đầy (Bình Thành); kêu gọi đầu tư khai thác dịch vụ tại lòng hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền; xác định các điểm xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại và vị trí xây dựng chợ mới thay cho các chợ bất hợp lý và không có khả năng mở rộng để thu hút nhà đầu tư phát triển dịch vụ thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Để hoàn thành mục tiêu trên, thị xã tập trung thực hiện các giải pháp: hỗ trợ DN trong nước tiếp cận, khai thác thị trường nông thôn, tạo sự liên kết giữa sản xuất và dịch vụ, giữa các địa bàn và các đơn vị nhằm mở rộng thị trường; tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư cũng như thực hiện công khai và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Năm 2018, Hương Trà tiếp tục chú trọng phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ và phấn đấu đưa ngành này đạt tỷ trọng 45,9% trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất đạt khoảng 2.580 tỷ đồng, tăng 17,3-17,7%.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập
Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

TIN MỚI

Return to top