ClockThứ Năm, 25/07/2019 14:44

Thêm kinh nghiệm thực hiện tiêu chí văn hóa

HNN.VN - “Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thừa Thiên Huế” là nội dung hội thảo được Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức trong ngày 25/7.

Hương Thủy: Bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Trương Văn BaCơ bản hoàn thành việc lắp đặt đầu thu DVB-T2 cho hộ nghèo, cận nghèoTruyền thông xây dựng nông thôn mới bằng âm nhạcHương Thủy: Hơn 300 ĐVTN chung sức xây dựng nông thôn mới“Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng nông thôn mới”Xã hội hóa nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

 Văn hóa phản ánh chân thực đời sống (đua thuyền trên sông Sịa)

Theo GS. TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp hội, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực văn hóa có hai tiêu chí cần đạt đó là: tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa nhằm hướng đến hoàn thiện hệ thống văn hóa thôn, bản; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.

Các đại biểu tham gia hội thảo đã chỉ ra nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện tiêu chí văn hóa. Trong đó, nhà văn hóa xã, thôn/ bản là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, lồng ghép hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao với việc tổ chức các cuộc tập huấn. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động của hệ thống nhà văn hóa xã, thôn/bản vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: thiết chế hoạt động chưa hiệu quả, chỉ sử dụng để hội họp của các chi hội trong thôn, xóm. Thậm chí, một vài nhà văn hóa hóa thôn, bản bỏ không; không hoạt động cũng như không được tu bổ, bảo vệ, giữ gìn khiến nhà văn hóa xuống cấp. Những hủ tục, mê tín dị đoan, lãng phí… vẫn tồn tại; nhất là trong các dịp ma chay…

Hội thảo đã chỉ ra giải pháp thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn; quản lý hoạt động văn hóa; kinh nghiệm tổ chức vận động Nhân dân thực hiện xây dựng tiêu chí văn hóa trong phong trào xây dựng văn hóa tại một số địa phương.

Tin, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa thành phố Huế và tỉnh Nara

Chiều 4/6, tại Văn phòng UBND thành phố đã diễn ra Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ giữa thành phố Huế và tỉnh Nara (Nhật Bản). Tham dự có: Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng, ông Mori Takero; Tỉnh trưởng tỉnh Nara, ông Yamashita Makoto. Về phía thành phố có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương; UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa thành phố Huế và tỉnh Nara
Cầu nối với cội nguồn

Huế gần đây ra đời nhiều công trình địa chí các cấp. Ví như, ở cấp làng có các công trình tiêu biểu như Địa chí văn hóa làng Mỹ Lợi (Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu và Huỳnh Đình Kết), Sống ở làng (Lê Bá Kỳ) và các nghiên cứu về làng Hải Cát, Phước Tích (Nguyễn Hữu Thông và cộng sự). Cấp xã có Địa chí văn hóa xã Quảng Thái của bộ ba tác giả Huỳnh Đình Kết, Văn Đình Triền và Trần Đình Tối. Ở cấp huyện, thị có Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền (chuẩn bị ra mắt). Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) cũng đã hoàn thành công trình địa chí dày đến 6 tập.

Cầu nối với cội nguồn

TIN MỚI

Return to top