ClockThứ Hai, 13/12/2021 21:26

Tạo mô hình sinh kế bền vững cho ngư dân vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai

TTH.VN - Đó là nội dung của đề tài khoa học do Sở khoa học và Công nghệ (KHCN) thành lập hội đồng tư vấn chiều 13/12 để giao cho Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế chủ trì thực hiện nghiên cứu trong 24 tháng (năm 2022-2023).

Vui, buồn nghề kéo tôm thuê

Đề tài do TS. Đào Duy Minh làm chủ nhiệm, được tài trợ kinh phí bởi Quỹ Phát triển KHCN tỉnh.

Đề tài tập trung thực hiện các nội dung chính, như luận giải các vấn đề lý luận về sinh kế, chỉ số tổn thương về sinh kế và mô hình sinh kế bền vững cho ngư dân vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến việc phát triển các mô hình sinh kế bền vững của ngư dân vùng đầm phá địa phương trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm giảm tổn thương về sinh kế - phát triển các mô hình sinh kế bền vững cho ngư dân vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo TS. Đào Duy Minh, lợi ích của đề tài này sau khi hoàn thiện sẽ đóng góp thiết thực cho xã hội, trước hết là tạo tài liệu tham khảo cho các cơ quan, như UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp & PTNT và chính quyền các địa phương khi xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội...

Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”

TIN MỚI

Return to top