ClockThứ Sáu, 28/02/2025 14:53

Tâm huyết với ruộng đồng

TTH - Là người trẻ, nhưng Nguyễn Thành Lượng (SN 1992) ở thôn Mong B, xã Phú Gia (Phú Vang) có tình yêu sâu đậm với ruộng đồng. Bằng cách cơ giới hóa trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, anh Lượng đã lan tỏa tinh thần vươn lên làm giàu từ ruộng đồng đến những người nông dân trên địa bàn.

Nông dân sản xuất giỏi ở Phú LộcNhanh nhạy trên đồng ruộng

 Nguyễn Thành Lượng đầu tư máy móc phục vụ canh tác

Đó là đánh giá của ông Lê Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Phú Gia đối với nông dân trẻ Nguyễn Thành Lượng. Xuất thân trong một gia đình thuần nông, Lượng thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương, bao đời nay “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Nhưng không vì vậy mà Lượng bỏ quê đi tìm công việc khác, trái lại, anh luôn nặng lòng, trăn trở làm cách nào để phát triển nông nghiệp thuận lợi mà hiệu quả nhất. Và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là câu trả lời cho chính bản thân Lượng.

Nhận thấy khâu làm đất và thu hoạch vất vả, nặng nề, hao tốn nhiều công sức và tiền bạc, nên Lượng cùng 3 người anh em trai đều là nông dân trẻ đã mạnh dạn đầu tư máy móc cơ giới hóa nhằm giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả công việc. Gia đình anh là một trong những hộ đầu tiên trong địa phương đầu tư máy gặt liên hợp, máy cày công suất lớn. Đến nay, gia đình Lượng sở hữu 2 máy gặt liên hợp, 1 máy cày công suất lớn và 1 máy cày công suất nhỏ. Ngoài việc canh tác trên diện tích 15ha của gia đình, những máy móc trên còn phục vụ cho bà con trong và ngoài địa phương để tăng thu nhập cho gia đình.

Người nông dân trẻ nở nụ cười mộc mạc khi chia sẻ về việc phát huy hiệu quả các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của địa phương. “Việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng làm lãng phí tài nguyên, biến đổi thành phần của đất, giảm dinh dưỡng, ảnh hưởng đến môi trường, gây mất an toàn giao thông. Trước thực trạng đó, sau khi được Hội Nông dân xã vận động, phân tích về những lợi ích, thuận lợi trong việc tham gia mô hình, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, vụ đông xuân năm 2024, tôi đã mạnh dạn đầu tư máy cuốn rơm gần 350 triệu đồng, trong đó được Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí. Từ việc cuốn rơm, thu nhập gia đình tôi cũng tăng thêm một phần. Quan trọng hơn, việc này còn góp phần chung tay bảo vệ môi trường ” - anh Lượng chia sẻ.

Không dừng lại đó, qua tìm hiểu mô hình canh tác phun thuốc bằng máy bay không người lái mang lại những lợi ích như hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, giúp an toàn cho nông dân trong quá trình canh tác, chi phí phun thuốc trừ sâu rẻ hơn phun thủ công, giảm tiêu tốn lượng thuốc, anh Lượng đã đi tham quan thực tế tại các tỉnh Nam bộ để học hỏi mô hình.

Ngay trong vụ hè thu năm 2024, anh Lượng tiếp tục đầu tư 2 máy bay phun thuốc không người lái để phục vụ nhu cầu của gia đình và bà con trong xã. Nhiều nông dân trên địa bàn sau khi sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu của anh Lượng phấn khởi cho biết, công việc phun thuốc trừ sâu mới này đỡ vất vả hơn, không phải lội ruộng theo hình thức thủ công, vừa giảm bớt công lao động, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và giúp người dân hạn chế được tình trạng tiếp xúc với các hóa chất độc hại...

Từ tấm gương nông dân trẻ Nguyễn Thành Lượng, hy vọng, thời gian tới, sẽ có nhiều nông dân trẻ tiên phong dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần xây dựng kinh tế nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển theo hướng hiện đại.

Bài, ảnh: Minh Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm huyết của nữ bí thư chi bộ

Là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Úc 3, xã Vinh An (Phú Vang), chị Lê Thị Hậu đã “nhân đôi” tâm huyết và trách nhiệm, lãnh đạo, điều hành, vận động người dân thôn Hà Úc 3 thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách, đồng lòng xây dựng quê hương. Năm 2024, chị Hậu được Tỉnh ủy (nay là Thành ủy Huế) tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Dân vận khéo”.

Tâm huyết của nữ bí thư chi bộ
Tâm huyết của cô giáo vùng cao

Không ngừng nỗ lực và dành mọi tâm huyết cho những học trò yêu thương ở vùng cao A Lưới, "quả ngọt" mà cô giáo Nguyễn Thị Thu Huế (Trường THCS Trần Hưng Đạo, A Lưới) nhận được là ba Bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng.

Tâm huyết của cô giáo vùng cao
Tâm huyết với nghề xưa

Trải qua hàng trăm năm thăng trầm, nghề tranh dân gian làng Sình (xã Phú Mậu, nay là phường Dương Nỗ, thành phố Huế) đã dần mai một và có nguy cơ thất truyền. Nhưng nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng cùng những người tâm huyết, nghề xưa đang từng bước được bảo tồn và phát triển.

Tâm huyết với nghề xưa
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Người tổ trưởng tâm huyết

Bằng trách nhiệm, tâm huyết của một đảng viên trẻ, anh Lê Viết Phong, Tổ trưởng tổ tiết kiệm & vay vốn (TK&VV) thanh niên thôn Kế Sung, xã Phú Diên (Phú Vang) đã thực hiện tốt cả hai “vai”: Thấu hiểu, đồng hành, hỗ trợ hiệu quả các tổ viên vay vốn. Bản thân anh cũng là tấm gương trong sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để phát triển kinh tế.

Người tổ trưởng tâm huyết

TIN MỚI

Return to top