ClockThứ Sáu, 12/08/2022 15:05

Không để A Lưới khó khăn và nghèo kéo dài

TTH.VN - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu lưu ý và khẳng định như trên khi làm việc với Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và các phòng, ban của huyện A Lưới ngày 12/8.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp dân tại huyện A LướiBí thư Tỉnh ủy thăm các chốt biên giới làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID - 19Tập trung giải quyết vấn đề dân quan tâmMạnh dạn thay đổi cán bộ, tạo bước đột phá trong công tác lãnh, chỉ đạoTập trung giải quyết vấn đề dân quan tâmBí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp xúc cử tri huyện A Lưới

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và đoàn công tác thăm mô hình chăn nuôi hữu cơ của người dân A Lưới 

Cùng làm việc có lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh & Xã hội; Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Sở Khoa học & Công nghệ; Công ty TNHH MTV Nông hữu cơ Quế Lâm; Văn phòng Tỉnh ủy.

Hướng tới sản xuất chuỗi giá trị

Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2030, A Lưới xác định, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hữu cơ, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; tập trung phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực, cây, con có lợi thế, ứng dụng công nghệ cao.

Để đạt được mục tiêu đề ra, A Lưới tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; giải quyết các vấn đề căn cơ trong chuỗi sản xuất, nhất là công nghệ giống, quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh đăng ký bảo hộ sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm.

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất; xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; khuyến khích, mở rộng và phát triển các hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn với chế biến để tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp.

A Lưới phấn đấu xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản tại các vùng sản xuất tập trung để tạo sản phẩm hàng hóa, tăng quy mô đối với các sản phẩm chủ lực; phấn đấu đến năm 2030, A Lưới có 30 HTX.

Kiến nghị với Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và đoàn công tác, A Lưới mong tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để lao động của huyện đi làm việc tại các khu công nghiệp và nước ngoài; tư vấn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bao tiêu sản phẩm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số; giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; bố trí ngân sách đầu tư cho các xã để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đăng ký.

Bí thư Huyện ủy A Lưới Huỳnh Công Quảng băn khoăn, hiện nay, trên địa bàn huyện cán bộ dôi dư sau sáp nhập các xã là 46 người. A Lưới kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo việc tiếp tục giãn lộ trình giải quyết số biên chế dôi dư này đến hết năm 2024; có cơ chế đặc biệt, hỗ trợ đối với cán bộ, công chức dôi dư khi thôi việc.

Tại buổi làm việc, các ý kiến của sở, ban, ngành trong tỉnh và doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp, hướng phát triển kinh tế nông nghiệp để A Lưới bứt phá hơn trong thời gian tới. Trên cơ sở tiềm năng, nông sản có sẵn, A Lưới cần có doanh nghiệp lớn bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ. A Lưới nên tập trung vào các loại cây, con chủ lực phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Đại diện Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm khẳng định, thời gian tới, công ty sẽ mở rộng các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện A Lưới theo hướng chuỗi giá trị, hữu cơ; sẵn sàng thu mua các sản phẩm phù hợp với công ty. Tuy nhiên, công ty lấy làm tiếc, khi A Lưới có nhiều sản phẩm phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng với các tỉnh, địa phương khác, nhưng chưa phát huy hiệu quả kinh tế; cách thức, ý thức áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân cần phải được tập huấn, hướng dẫn bài bản, cụ thể hơn. Tới đây, công ty phối hợp với sở, ngành và huyện A Lưới khảo sát lại đất đai, thổ nhưỡng để có hướng phát triển kinh tế giúp A Lưới.

Chọn từng việc một để đầu tư

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định, 30 năm qua, A Lưới vẫn cứ loay hoay với các mô hình kinh tế nhỏ lẻ. 

Nếu cứ phát triển kinh tế nhỏ lẻ mãi như hiện tại sẽ không phát triển được. A Lưới cần xem lại cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, không để khó khăn và nghèo kéo dài. Giải được bài toán nông nghiệp, A Lưới mới giảm nghèo bền vững. 

Người dân A Lưới thu hoạch sâm Bố Chính

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu lưu ý, vấn đề là lựa chọn mô hình phù hợp và cách thức tổ chức thực hiện là yếu tố quyết định, mang lại giá trị kinh tế. Cái gì đầu ra có thì tập trung lãnh, chỉ đạo tổ chức sản xuất. Trong lĩnh vực chăn nuôi, A Lưới cần cải tạo giống, phát triển thương hiệu. Một số mô hình kinh tế khác nhỏ lẻ, không đủ sản lượng thu mua, cần tính toán, nếu thấy không hiệu quả phải chuyển đổi cho phù hợp.

Hướng phát triển kinh tế của A Lưới đã rõ, nhưng cần phải thật cụ thể hơn nữa để dễ thực hiện với sự quy tụ người dân; khâu tổ chức sản xuất càng cụ thể càng tốt. Thực tế cho thấy, nhiều mô hình ở A Lưới đã thất bại là một bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Nên mạnh dạn đưa các mô hình lớn vào triển khai để thử nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng để người dân toàn huyện cùng thực hiện.  

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhắc lại, A Lưới đã từng có chương trình xóa nhà tạm quy mô lớn và mang lại hiệu quả, nhưng nay, nhà tạm có nguy cơ bùng phát trở lại; tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong dân vẫn còn cao, làm sao để thay đổi tư duy, cách nghĩ của người dân là vấn đầ đặt ra và là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan cần hỗ trợ giúp A Lưới thực hiện từng mô hình một từ thực tiễn ở cơ sở để nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế. Bộ máy chính quyền liên quan đến mảng nông nghiệp cũng cần phải củng cố lại từ huyện đến xã.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo, cán bộ khuyến nông phải bám cơ sở, sát dân để hướng dẫn người dân thực hiện các mô hình kinh tế. Mặt bằng và nguồn nhân lực là hai vấn đề A Lưới cần tính toán để thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. Du lịch cũng là vấn đề A Lưới cần chú trọng, gắn với việc quảng bá, giới thiệu để ai cũng biết đến thế mạnh của huyện. A Lưới cần chọn từng khu vực, từng việc một để đầu tư, phát triển.

Liên quan đến những kiến nghị, đề xuất, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu giải thích, làm rõ thêm nhiều vấn đề; đồng thời, trao đổi với các sở, ban, ngành liên quan tập trung tháo gỡ.  

Bài, ảnh: Anh Phong  

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới

TIN MỚI

Return to top