ClockThứ Ba, 21/11/2023 07:39

Động lực… thoát nghèo

TTH - Hai năm qua, huyện A Lưới đã triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 của Chính phủ. Nguồn tín dụng ưu đãi này đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Đảm bảo tiêu chí nhà ở để xóa nghèo ở A LướiThoát nghèo lên... phố - Kỳ 3: Quyết không tái nghèoĐồng hành cùng A Lưới thoát nghèo

 Mô hình nuôi gà của hộ nghèo A Lưới

Gia đình ông Hồ Văn Mai ở thôn Loah – Tavai, xã Đông Sơn là một trong những hộ nghèo được vay vốn xây dựng nhà ở. Trước đây, cứ đến mùa mưa bão, gia đình ông phải chịu cảnh gió lùa, nước chảy lênh láng trong căn nhà gỗ xiêu vẹo, hoặc phải di tản khi chính quyền địa phương thông báo di dời các hộ có nhà ở không kiên cố để tránh bão.

Được tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28, gia đình ông xin vay 40 triệu đồng, thông qua hội nông dân quản lý với thời gian vay 180 tháng. Từ số tiền này cộng với tiền gia đình tích góp được, vay mượn thêm, gia đình xây dựng lại ngôi nhà mới trị giá hơn 100 triệu đồng, diện tích gần 100m2.

Ông Mai cho biết, đây là một trong những chương trình cho vay ưu đãi, rất hữu ích đối với hộ nghèo. Khi có căn nhà vững chãi, gia đình yên tâm sinh sống, sẽ tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế để có cuộc sống no ấm hơn. Niềm vui không chỉ đến với gia đình ông Mai, từ nguồn vốn các chương trình cho vay theo Nghị định 28, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được tiếp cận nguồn vốn  hỗ trợ xây dựng nhà ở và chuyển đổi nghề để chăn nuôi, trồng rừng.

Bà Lữ Thị Sum ở thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, không đủ đất sản xuất, việc làm không ổn định, thiếu vốn để sản xuất. Mong muốn của gia đình là có vốn để chăn nuôi trên diện tích đất vườn của nhà. Năm 2023, gia đình tôi được cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Hội Nông dân của xã hướng dẫn làm hồ sơ vay 50 triệu đồng chương trình theo Nghị định 28 để phát triển mô hình sản xuất với lãi suất ưu đãi 3,3%/năm. Gia đình rất yên tâm, mạnh dạn dùng vốn tích góp và vốn vay để mua chăn nuôi dê, gà, vịt. Hơn 4 tháng chăn nuôi, đàn dê 18 con, đàn gà, vịt gần 100 con phát triển tốt hứa hẹn sẽ tạo ra giá trị kinh tế.

Ông Lê Quang Thắng - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Huyện A Lưới thông tin, theo Nghị định 28 của Chính phủ, NHCSXH được giao thực hiện 5 chương trình cho vay, gồm cho vay hỗ trợ đất ở; cho vay hỗ trợ nhà ở; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo đó, đối tượng vay vốn là hộ nghèo dân tộc thiểu số, hoặc hộ nghèo dân tộc Kinh, cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh đó, gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cũng thuộc đối tượng được vay vốn theo nghị định này và các chương trình cho vay có lãi suất ưu đãi.

Ngay sau khi Nghị định 28 của Chính phủ có hiệu lực, NHCSXH huyện A Lưới chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát các đối tượng để triển khai cho vay. Đến nay đã giải ngân được 32,8 tỷ đồng cho 778 hộ vay vốn, trong đó cho vay hỗ trợ nhà ở là 24,2 tỷ đồng với 606 hộ và cho vay chuyển đổi nghề là 8,6 tỷ đồng với 172 hộ. Qua kiểm tra đánh giá nguồn vốn cho thấy, các hộ sử dụng nguồn vốn vay tốt, đúng mục đích, từ đó giúp cho những hộ nghèo sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế.

Theo ông Lê Quang Thắng, tiếp tục triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 của Chính phủ, thời gian tới NHCSXH tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đặc biệt là các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, bản, tổ dân phố, hỗ trợ các hội viên thông qua việc bình xét những hộ có đủ điều kiện; đồng thời tư vấn cho các hộ lựa chọn đối tượng đầu tư đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các hộ gia đình cũng như từng địa phương.

Bài, ảnh: Thế Thắng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn TX. Hương Trà đã được hình thành, phát triển, góp phần giúp người nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

TIN MỚI

Return to top