ClockThứ Năm, 29/06/2023 06:46

Đóng góp phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

TTH - Hội viên nông dân tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng huyện nông thôn mới, là một trong những nội dung quan trọng mà Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Phú Vang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đề ra.

Vinh An-xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Phát huy thế mạnh đầm phá, ven biển, nâng cao đời sống người dânPhú Gia phấn đấu cán đích nông thôn mới trong năm 2023

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham quan các sản phẩm nông sản trưng bày tại đại hội

Hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”

Theo ông Mai Xuân Hóa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Vang: Nhiệm kỳ qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được triển khai hiệu quả và được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân toàn huyện hưởng ứng, có sức lan tỏa, động viên khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu. Hằng năm có gần 7.000 hộ nông dân đăng ký và có gần 5.000 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng được nâng lên, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có quy mô lớn, có vốn đầu tư kinh doanh hàng tỷ đồng, có lợi nhuận kinh tế cao, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động tại địa phương. Điển hình như hộ ông Trương Công Lời ở xã Vinh Xuân với mô hình trồng sen Huế kết hợp nuôi vịt trời, chăn nuôi bò sinh sản thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; mô hình nuôi trồng thủy sản và kinh doanh phân phối thức ăn nuôi trồng thủy sản của ông Trương Ngọc Nhật, ở xã Phú Gia, thu nhập hàng năm từ 800 triệu - 1 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho 15-20 lao động với mức lương mỗi tháng từ 5 - 7 triệu đồng/lao động; mô hình sản xuất nông nghiệp và trồng nấm rơm của ông Ngô Đức Hát, ở xã Phú Lương, thu nhập trung bình hàng năm 350 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động và 20 lao động thời vụ…

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; đã phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương và từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đặc trưng của từng địa phương. Đó là sản phẩm gạo OCOP Phú Hồ, “gạo Hữu cơ Phú Mỹ”, nước mắm OCOP “Làng Trài” ở xã Phú Hải, nước mắm OCOP xã Phú Thuận; rượu, bánh tét làng Chuồn, xã Phú An; nấm rơm Phú Lương, Phú Hồ; vùng chuyên canh lúa thương phẩm của xã Phú Lương…, hằng năm đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Với sự nỗ lực phấn đấu, những năm qua, cán bộ hội viên nông dân toàn huyện được Trung ương Hội; UBND tỉnh; Hội Nông dân tỉnh tặng 28 bằng khen. Huyện ủy, UBND huyện Phú Vang tặng giấy khen cho 20 tập thể và 34 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”

Để “nối dài” hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, Hội Nông dân huyện đã rà soát, tập hợp để hướng dẫn quy trình đưa các sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử, gắn với việc tập huấn cho hội viên nông dân biết khai thác các lợi thế của internet, mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Đóng góp vững chắc xây dựng huyện nông thôn mới

Hưởng ứng tích cực vận động của các cấp hội, hội viên nông dân trên địa bàn Phú Vang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường. Theo đó, hội viên nông dân cùng gia đình phát huy vai trò chủ thể, tích cực tham gia đóng góp cả về trí tuệ, công sức và nguồn lực; hiến hàng ngàn m2 đất để mở rộng đường sá, giao thông nông thôn, đóng góp, vận động kết nối hàng tỷ đồng và ngày công để xây dựng hệ thống điện chiếu sáng, xây dựng sửa chữa các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng trên địa bàn…; cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương chung tay góp sức xây dựng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới (tính đến nay, đã có 10/13 xã đạt chuẩn, tăng 5 xã so với đầu nhiệm kỳ; tiếp tục đánh giá 3 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao là xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Hồ).

Hội viên  nông dân là lực lượng nòng cốt tạo chuyển biến, thay đổi nhận thức về thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc  tang, các hoạt động lễ hội; tham  gia phòng, chống thiên tai, bảo vệ  an ninh thôn xóm...

Nâng cao trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện phong trào "Ngày Chủ  nhật xanh" do UBND tỉnh phát động, cán bộ và hội viên nông dân trên địa bàn huyện luôn tích cực tham gia, vệ sinh đường làng, ngõ, xóm nơi công cộng.

Trong nhiệm kỳ, các cấp hội đã phối hợp ra quân 860 đợt với trên 20 nghìn lượt hội viên nông dân tham gia làm tốt công tác bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình tuyến đường “Sáng - Xanh - Sạch đẹp - An toàn” ở các chi hội; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và thời vụ phù hợp. “Hưởng ứng vận động, hội viên nông dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; thực hiện nghiêm quy ước xây dựng làng, thôn văn hóa. Hàng năm có trên 90% số hộ đã đăng ký đạt chuẩn gia đình văn hóa…” - ông Mai Văn Hóa chia sẻ.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top