ClockThứ Hai, 15/04/2019 06:26

Cây mới trên đất cũ

TTH - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, đất đai, đem lại hiệu quả kinh tế đang được người dân huyện Phong Điền triển khai.

12 năm “rong ruổi” với atiso đỏ

Thu hoạch hoa atiso đỏ

Triển vọng từ atiso đỏ

Đưa vào trồng từ đầu năm 2018, mô hình cây atiso đỏ theo hướng an toàn của ông Lê Văn Thạch, trú tại thôn Phường Hóp, xã Phong An mang lại hiệu quả ngoài dự tính. Cứ 1 sào atiso trồng trong vòng 6 tháng cho thu nhập từ 10-11 triệu đồng/vụ, cao gấp 6-7 lần cây lạc.

Ông Thạch chia sẻ: Trong một lần tham quan mô hình phát triển kinh tế tại các tỉnh phía Bắc, ông biết được phương thức trồng cây atiso đỏ lấy hoa tại tỉnh Lào Cai và lấy giống từ một người bạn. Đầu năm 2018, trên diện tích 5 sào trồng lạc trước đây, ông xuống giống atiso đỏ; sau khoảng 4 tháng, cây atiso đỏ cho thu hoạch hoa và kéo dài trong vòng 2 tháng.

Đầu ra cho sản phẩm thuận lợi do nhu cầu tiêu thụ hoa atiso cao, ông Thạch mở rộng diện tích lên 1ha; đồng thời hợp đồng kinh tế với 5 hộ dân ở thôn Phường Hóp, 2 hộ dân thôn Đông Lâm, 3 hộ dân ở thôn Vĩnh Nguyên trồng thêm 1ha, nâng tổng diện tích lên 2ha/vụ và 4ha/năm.

Theo ông Thạch, cây atiso đỏ phù hợp, thích nghi với khí hậu, đất đai ở địa phương; trồng cây atiso rất đơn giản, nhưng phải đúng quy trình để đảm bảo chất lượng của hoa. Tiết trời nắng nóng rất thích hợp để cây atiso sinh trưởng và phát triển. Mùa nắng, ông trồng ở vườn quanh nhà; mùa mưa trồng ở vùng núi.

Đối với giống cây này không cần tưới nước, chỉ cần bón phân hữu cơ và chăm sóc nhổ cỏ, không phải phun thuốc trừ sâu. Cây atiso đỏ thu hoạch từ gốc đến ngọn cả đài hoa và hạt, còn thân cây làm củi; đến thời kỳ thu hoạch hoa, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Hiện nay, sản phẩm atiso đỏ của ông Thạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu độc quyền. Từ hoa atiso, gia đình ông chế biến ra các sản phẩm như: mứt atiso, nước cốt atiso với giá 80 ngàn đồng/1 lít. Ngoài ra, ông xuất hoa tươi và hoa khô theo đơn đặt hàng của các đối tác, tùy thời điểm với giá trung bình từ 15-20 ngàn đồng/kg hoa tươi và 350-400 ngàn đồng/kg hoa khô.

Với nhiều lợi ích, tác dụng cho sức khỏe, atiso đỏ là một trong những loại dược liệu, được khách hàng ưa chuộng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phong Điền, ông Thạch là người tiên phong thử nghiệm trồng loại cây này. Với hiệu quả kinh tế mang lại, thời gian tới ông sẽ tiếp tục hợp đồng thu mua hoa với các hộ dân khác để nhân rộng mô hình trồng cây atiso đỏ.

Nhân rộng nhiều loại cây có giá trị

Từ năm 2016 đến nay, có 300 hộ dân xã Phong Xuân tham gia đề án cải tạo vườn tạp, đưa cây bưởi da xanh vào sản xuất. Toàn xã đã nâng diện tích trồng bưởi da xanh lên 65ha; trong đó, có khoảng 2ha bưởi da xanh đã cho trái ổn định và 5ha cho trái bói, còn lại đang phát triển.

Cây thanh trà Phong Thu đem lại hiệu quả kinh tế cao

Theo người trồng bưởi da xanh, vùng đất gò đồi Phong Xuân rất thích hợp với loại cây này. Mỗi sào bưởi da xanh cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng, gấp nhiều lần so với các cây trồng khác.

Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân cho biết, với đề án cải tạo vườn tạp (người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm bón; được hỗ trợ 50% tiền giống, 30% tiền phân bón) đã có rất nhiều hộ dân đăng ký tham gia. Dự kiến đến năm 2020, xã sẽ phát triển diện tích cây bưởi da xanh lên 100ha, tạo thu nhập ổn định cho người dân.

Đáp ứng nhu cầu phát triển cây thanh trà của người dân thuộc thị trấn Phong Điền cũng như xã Phong Thu, UBND huyện Phong Điền đã phê duyệt đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng cây thanh trà”. Theo đó, người dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp phân bón, vật tư để thực hiện. Ngoài ra, UBND xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền cũng triển khai đề án “Nhân rộng mô hình cải tạo vườn tạp” để phát triển mạnh cây thanh trà.

Theo ông Nguyễn Xuân Hùng (thôn Huỳnh Liên, xã Phong Thu), vùng đất Phong Thu rất hợp với cây thanh trà và các cây ăn quả khác. Nếu người dân chịu khó chăm bón, nắm rõ tình hình sâu bệnh, kỹ thuật trồng thì sẽ thành công với cây thanh trà. Hàng năm, vườn 200 cây thanh trà và các cây ăn quả khác cho gia đình ông thu nhập từ 150-200 triệu đồng.

Vài năm trở lại đây, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhiều cây trồng có hiệu quả cao kinh tế cao như: bưởi da xanh, sen, thanh trà... được người dân đưa vào sản xuất. Nếu năm 2016, trên địa bàn huyện Phong Điền chỉ có vài nơi trồng thử nghiệm bưởi da xanh thì nay đã phát triển lên 213ha, chủ yếu tập trung ở các vùng gò đồi Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An. Đối với cây sen, từ chỗ chỉ có 50ha vào năm 2015, nay đã phát triển lên 280ha, tập trung ở các xã đồng bằng như: Phong Hiền, Phong An...

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền khẳng định: Những cây trồng mới đưa vào sản xuất, sẽ tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả, từ đó nhân rộng với những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, phòng sẽ tham mưu UBND huyện nhằm có chủ trương, chính sách hỗ trợ các địa phương, giúp bà con nông dân phát triển những loại cây này; đồng thời liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Bài, ảnh: HẢI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm là mục tiêu xuyên suốt của TX. Hương Thủy trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường, chỉnh trang khu dân cư đã trở thành điểm nhấn, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top