ClockThứ Tư, 18/12/2024 09:44

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đóPhát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầuHủy thông báo mời quan tâm dự án nhà ở xã hội Phong Hiền

Dự án nhà ở tái định cư tại phường Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chưa có người ở 

Những ngày qua, thông tin khởi công dự án nhà ở xã hội tại khu đất 20% Khu đô thị Hạ Đình, thuộc địa bàn xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là ở thời điểm giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn thành phố đang “neo” ở mức rất cao và khan hiếm nguồn cung. Trong năm 2024, đây là dự án nhà ở xã hội duy nhất được khởi công, số lượng căn hộ cũng rất ít, chỉ 365 căn, gồm cả căn hộ cho thuê, cho thuê mua và căn hộ để bán.

Tính chung từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố có 8 dự án hoàn thành, với gần 10.300 căn và 3 dự án hoàn thành một phần. Từ nay đến năm 2025, dự kiến có 11 dự án hoàn thành với khoảng 15.440 căn hộ. Số lượng dự án nhà ở xã hội hoàn thành rất thấp, trong khi trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều khu nhà tái định cư bỏ hoang nhiều năm nay, gây lãng phí lớn và làm xấu cảnh quan đô thị.

Điển hình là 3 tòa nhà tái định cư N3, N4 và N5 tại Khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) với khoảng 150 căn hộ, được xây dựng từ năm 2001, hoàn thành năm 2006, nhưng do người dân và chủ đầu tư không thống nhất về mức giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và chính sách bố trí tái định cư, cho nên bị bỏ hoang ngay từ khi hoàn thành. Sau thời gian dài không sử dụng, đến năm 2017, chủ đầu tư đã đề xuất phá bỏ ba tòa nhà… để xây dựng nhà ở mới phục vụ nhu cầu tái định cư theo đặt hàng của thành phố. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp thuận và đến nay, sau gần 20 năm, 3 tòa nhà vẫn trong cảnh hoang phế.

Cùng trên địa bàn quận Long Biên, năm tòa nhà N015 (A, B, C, D, E), phường Thượng Thanh, thuộc dự án giãn dân phố cổ giai đoạn II (2013-2020) cũng rơi vào tình cảnh hoang hóa nhiều năm, khiến người dân bức xúc. Anh Ngô Văn Thanh, người dân sinh sống tại phường Thượng Thanh cho biết, các tòa nhà nằm ngay mặt đường Lý Sơn, kết nối giao thông rất thuận lợi và chỉ cách trung tâm thành phố hơn 6 km, nhưng quá lâu vẫn không được đưa vào sử dụng. Anh Thanh đề xuất, nếu việc triển khai dự án giãn dân phố cổ chậm trễ, chưa sử dụng quỹ nhà thì thành phố cần xem xét, chuyển sang nhà ở xã hội để bán cho người dân, tránh gây lãng phí.

Còn tại quận Hoàng Mai, dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân-Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, với tổng chi phí đầu tư 1.900 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng trong tình trạng lãng phí nghiêm trọng. Sau 15 năm, chỉ có ba khối nhà A1, A5, A6 được đưa vào sử dụng, nhưng có rất ít sinh viên thuê phòng. Các khu dịch vụ ở tầng 1 bị bỏ hoang, 2 khối nhà A2, A3 mới xây xong phần thô, nhà A4 chưa xây dựng do chưa giải phóng mặt bằng. Tất cả các tòa đều có dấu hiệu xuống cấp.

Ngay gần đó, khu nhà ở tái định cư Đền Lừ III nằm trên mặt phố Tân Mai có vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, trước mặt là hồ Đền Lừ, nhiều năm nay cũng chưa được đưa vào sử dụng. Dự án hoàn thiện từ năm 2017, với 3 tòa chung cư cao tầng phục vụ tái định cư cho người dân, nhưng nhiều hạng mục bắt đầu xuống cấp. Các mảng tường bong tróc, kính vỡ nát, khuôn viên biến thành điểm trông giữ xe ô-tô, hoặc bị đổ trộm rác thải, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Trong khi đó, quận Hoàng Mai đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, như mở rộng, nâng cấp tuyến đường Tam Trinh, đường Lĩnh Nam,… cần rất nhiều quỹ nhà tái định cư để bố trí cho người dân bị thu hồi đất.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn nhiều nhà tái định cư khác, như 2 tòa nhà tái định cư, với gần 200 căn hộ tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai; dự án nhà ở tái định cư NO1-D17 trên phố Duy Tân, quận Cầu Giấy,… chưa đưa vào sử dụng nhiều năm. Thông tin từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 4.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang. Nhiều dự án đã đưa vào sử dụng, nhưng diện tích kinh doanh dịch vụ tầng 1 cũng bị bỏ hoang, lãng phí do không có người thuê.

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, các dự án nhà tái định cư chưa đưa vào sử dụng do một số vướng mắc, như các căn hộ đã được bố trí cho các dự án nhưng tiến độ giải phóng mặt bằng chậm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện, điều tra, khảo sát; các chủ đầu tư có dự án giải phóng mặt bằng chưa trình thành phố ban hành quyết định bán nhà. Bên cạnh đó, các dự án được thiết kế thi công theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn trước đây, đến nay có nhiều thay đổi về phòng cháy, chữa cháy, cho nên chưa đủ điều kiện nghiệm thu.

Với quyết tâm phòng, chống lãng phí, thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban. Nhiều dự án, trong đó có các dự án nhà ở tái định cư chưa đưa vào sử dụng đã được Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nêu đích danh.

Trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh đã giao Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai khẩn trương cải tạo, sửa chữa các hạng mục dự án Khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III, bảo đảm công trình phục vụ tốt nhất công tác tái định cư. Sở Xây dựng Hà Nội, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên cơ sở cải tạo, nâng cấp các tòa nhà cùng hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho đối tượng thu nhập thấp tại dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp.

Theo ý kiến các chuyên gia quy hoạch, xây dựng, việc xây dựng sẵn các quỹ nhà tái định cư phục vụ các dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thành phố nên mở rộng các hình thức tái định cư khác, nhất là tái định cư bằng tiền để người dân tự bố trí chỗ ở. Đối với quỹ nhà tái định cư đang bỏ hoang, càng để lâu càng xuống cấp nhanh chóng. Để tránh nghịch lý thiếu nhà ở xã hội trong khi quỹ nhà tái định cư bỏ hoang, thành phố cần sớm xem xét, đưa ra phương án thu hồi và tổ chức đấu giá, chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có cơ hội cải thiện chỗ ở, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Sau khi sáp nhập, diện tích và quy mô dân số huyện Phú Lộc được mở rộng. Chính quyền địa phương, các phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung nhiều giải pháp để quản lý tốt địa bàn, giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho người dân.

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
Thầy và trò cùng nỗ lực

Cùng vượt qua khó khăn để có những bước tiến trong nâng cao chất lượng dạy và học, cán bộ và giáo viên Trường THCS Vinh Thanh (huyện Phú Vang) còn giúp học trò biết chia sẻ yêu thương bằng những việc làm thiết thực, giàu ý nghĩa.

Thầy và trò cùng nỗ lực
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top