ClockThứ Bảy, 19/02/2022 14:17

Nghĩ về Phú Lộc

TTH - Rặng Trường Sơn kéo dài từ Bạch Mã cho đến tận cửa biển Lăng Cô nhìn từ trên cao trông giống hình chiếc liềm khổng lồ. Do bị dãy núi cao án ngữ, gió mùa đông bắc không vượt qua được đã tạo nên sự khác biệt mà rõ nhất là khi đứng ở đỉnh đèo Hải Vân nhìn sang bên tê tiết trời tạnh ráo; ngoái lui bên ni dày đặc sương mù và lất phất mưa.

Lộc Bổn mở hướng phát triển dịch vụ, thương mại“Đòn bẩy” phát triển kinh tế ở Phú LộcVinh Hiền khai thác lợi thế kinh tế đầm pháPhú Lộc: Nhiều lĩnh vực có mức doanh thu giảm so với cùng kỳ

Đầm Lập An. Ảnh: Nguyễn Phong

Cũng bởi đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng mà quanh rìa Bạch Mã từ nhiều đời nay xuất hiện nhiều sản vật nổi tiếng .

Về nông sản, ở Nước Ngọt có cam, quýt Thủy Yên, Thủy Cam. Xứ Truồi nổi danh “ngọt mít và thơm dâu”. Về thủy sản, đầm Cầu Hai là nơi hội tụ nhiều loại đặc sản nước lợ và bổ sung cho nó là đầm Lập An với các món ăn được chế biến từ hàu.

Dãy Bạch Mã tuy tạo ra mưa nhiều gây bất lợi cho các hoạt động dịch vụ và sinh hoạt, nhưng cũng nhờ có bức tường thành vững chãi này che chở nên ở đây ít khi có bão, lũ (sông ở đây hẹp và ngắn) và do vậy mà cá, tôm thường được khai thác quanh năm, mặc dù ngoài kia vào kỳ biển động, tàu thuyền không ra khơi được.

Không phải ngẫu nhiên mà Chân Mây - Lăng Cô được chọn để lập khu kinh tế. Với hạ tầng đã và đang xây dựng và nỗ lực của các ngành, các cấp, tôi tin trong thời gian tới, khu kinh tế này sẽ chuyển mình thu hút thêm  nhiều nhà đầu tư.

***

Nhấn mạnh yếu tố địa lý để thấy, Phú Lộc không phải là địa phương có nhiều đất đai để trồng trọt vì ruộng, vườn ít nên những thổ sản vừa nêu khó mà trở thành hàng hàng hóa, bà con nông dân khó làm giàu. Với sơn thủy hữu tình, trong tiến trình phát triển có phải đã đến lúc ngành du lịch khảo sát, góp ý xây dựng giúp Phú Lộc phục tráng những vườn dâu, vườn mít của Truồi thành điểm đến vì nó gần với Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.

Trước khi có cầu Trường Hà và Tư Hiền, muốn sang bên tê phá người ta thường tìm về bến tàu Đá Bạc. Nay bến tàu ấy không còn nên chăng ngành du lịch tiếp tục khảo sát (gắn kết với tuyến đường tây phá Tam Giang) đề xuất xây một bến thuyền du lịch giúp du khách tham quan vùng non nước đầm Cầu Hai, nơi có chùa Túy Vân, chợ Tư Hiền và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng đặc sản nước lợ điển hình.

Từ khi mở hầm đường bộ Hải Vân, ta có thêm tuyến đường mới chạy ven đầm Lập An. Muốn thưởng thức đặc sản nước lợ, du khách từ Đà Nẵng chỉ cần hai mươi phút là đã có mặt.

Tuy nhiên, do thiếu cơ chế và chính sách (trong đó, có quy hoạch xây dựng) nên dịch vụ ở  ven đầm Lập An phát triển chưa tương xứng.

Với tuyến đường có sẵn, ngành du lịch kết hợp với giao thông khảo sát để trước mắt xây dựng các bãi đỗ xe, kèm theo đó là dịch vụ bảo dưỡng; kết hợp với ngành xây dựng quy hoạch và đề xuất mô hình xây dựng phù hợp với cảnh quan, bảo vệ môi trường nhằm biến Lập An thành trung tâm ẩm thực đặc sản nước lợ, vì khí hậu ở Lập An đủ điều kiện để khai thác quanh năm.

Chuyện thu phí qua hầm Hải Vân cũng là vấn đề cần quan tâm, vì ở đây là nơi thu phí hộ cho 2 hầm Phú Gia và Phước Tượng nên khá cao, giảm hấp lực để thu hút xe từ Đà Nẵng ra. Muốn mở mang dịch vụ, tôi nghĩ chính quyền Thừa Thiên Huế nên kết hợp với Đà Nẵng để cùng khai thác và tìm cách tháo gỡ và khi thấy hợp lý hẳn Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính sẽ đồng tình.

Đó là suy nghĩ và đề xuất của tôi, một con dân của quê nhà Phú Lộc.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top