ClockThứ Ba, 17/08/2021 06:45

Nâng hạn mức các chương trình tín dụng ưu đãi

TTH - Cùng việc thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi suất các gói vay hiện hữu thì việc nâng hạn mức, triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi cũng tạo thêm cho doanh nghiệp (DN) cơ hội tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vượt qua khó khăn từ phía ngân hàng.

Thoát nghèo bền vững với tín dụng cho hộ mới thoát nghèoĐa dạng dòng vốn tái cấu trúc doanh nghiệp

 Doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp vừa và nhỏ... được ưu tiên vay vốn ưu đãi

Nhiều chương trình tín dụng

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực, chủ động có giải pháp hỗ trợ riêng đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo thống kê của NHNN tỉnh, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn có 15 TCTD công bố công khai các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế triển khai 10 chương trình, gói tín dụng đồng hành cùng khách hàng DN, khách hàng DN lớn, khách hàng FDI, tín dụng dành cho khách hàng DN đầu tư bất động sản, khu công nghiệp với lãi suất từ 6,2-8,05% tùy theo thời hạn vay.

Vietinbank chi nhánh Thừa Thiên Huế triển khai các chương trình đồng hành cùng khách hàng DN, gói tín dụng thúc đẩy khách hàng DN, kết nối khách hàng DN với lãi suất từ 4-5,40%.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Thừa Thiên Huế và chi nhánh Phú Xuân đều triển khai các gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân; gói 60.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD), gói trung hạn dài hạn cho DN… với lãi suất từ 3,8 đến 9% tùy từng chương trình và thời hạn vay vốn cụ thể.

Tính từ 23/1/2020 đến nay, các chi nhánh TCTD cũng đã chủ động cho vay mới đối với 2.227 khách hàng (trong đó có 450 DN) bị ảnh hưởng bởi dịch với doanh số cho vay là 16.369 tỷ đồng.

Miễn, giảm lãi vay hiện hữu

Ngoài các chương trình tín dụng mới được triển khai, các ngân hàng còn thực hiện giảm lãi vay cho các khách hàng hiện hữu. Trong đó, BIDV cũng thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm. Riêng đối với nhóm khách hàng khó khăn, mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành. BIDV ưu tiên giảm lãi vay cho các nhóm khách hàng và các ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 như: các DN vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú, nhà hàng, khách sạn, vận tải…

Vietcombank triển khai các chương trình miễn, giảm lãi suất cho vay

Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vay vốn sớm ổn định hoạt động kinh doanh, vượt qua khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng chủ động giảm tiếp lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và tổ chức vay vốn.

Ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh thông tin, Agribank đang triển khai giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên cho khoản vay tại thời điểm 15/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Agribank cũng đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ như: cơ cấu lại nợ gốc và lãi, triển khai các gói vay ưu đãi mới…

Số liệu từ NHNN tỉnh, từ khi ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN đến 30/6/2021, trên địa bàn có 869 khách hàng được các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ được cơ cấu là 1.414 tỷ đồng. So với cuối tháng 5/2021, các TCTD đã cơ cấu thêm 10,7 tỷ đồng dư nợ (trong đó dư nợ được cơ cấu nhiều nhất tại Agribank với dư nợ được cơ cấu thêm là 8,3 tỷ đồng); 3.622 khách hàng được miễn, giảm, hạ lãi suất với tổng dư nợ được miễn, giảm, hạ lãi suất là 3.249 tỷ đồng; số tiền lãi đã được miễn, giảm, hạ lãi suất là 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, từ tháng 3/2020 đã có 635 khách hàng được gia hạn nợ với tổng dư nợ là 13,02 tỷ đồng, cho vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động của 2 DN với doanh số cho vay là 440 triệu đồng. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cũng thực hiện các giải pháp hỗ trợ với 26 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ được cơ cấu là 1,53 tỷ đồng.

Tăng hạn mức cho vay

Cùng với miễn, giảm lãi suất vay vốn, cơ cấu thời gian trả nợ, nhiều ngân hàng đã tăng các hạn mức tín dụng cho các chương trình tín dụng hỗ trợ khách hàng. Ngân hàng TMCP An Bình triển khai nhiều biện pháp ưu đãi như: nâng tổng hạn mức cho vay ưu đãi lên đến 3.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,4% khi khách hàng mua ngoại tệ thanh toán hoặc hỗ trợ DN nhỏ và vừa (SME) với lãi suất chỉ từ 5,9%/năm.

Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, NHCSXH tỉnh đang triển khai gói cho DN vay 7.500 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất. Đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã rà soát, nắm bắt thông tin trên địa bàn toàn tỉnh có 44 DN gặp khó khăn do đại dịch COVID­-19 có nhu cầu vay vốn trả lương ngừng việc cho 1.506 lao động. NHCSXH đang phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn DN hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động được tiếp cận gói hỗ trợ sớm nhất.

Song song với giảm lãi suất vốn vay, để dòng vốn tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong nền kinh tế, NHNN tỉnh đang tích cực chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các giải pháp ưu tiên hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội nắm bắt các khó khăn của từng DN cụ thể về nguồn vốn để kịp thời giải quyết, giúp DN có nguồn vốn để phát triển, ổn định SXKD.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Xuân Biên cương trao 300 phần quà Tết đến gia đình chính sách, gia đình khó khăn

Tối 18/1, tại Đồn Biên phòng Vinh Hiền, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế; cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Phú Lộc và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Xuân Biên cương, hải đảo, Tết thắm tình quân dân” xuân Ất Tỵ 2025. Đến dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế.

Chương trình Xuân Biên cương trao 300 phần quà Tết đến gia đình chính sách, gia đình khó khăn
Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp là một trong những thành quả quan trọng của việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát
Phấn đấu tăng trưởng tín dụng 14%

Chiều 14/1, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Huế (NHNN thành phố) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng trên địa bàn năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu tăng trưởng tín dụng 14
Ấm áp “Xuân yêu thương – Tết sum vầy”

Chiều 13/1, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức chương trình Tết vì người nghèo “Xuân yêu thương – Tết sum vầy” xuân Ất Tỵ trên địa bàn xã Phú An (Phú Vang). Tham dự tại chương trình có ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Ấm áp “Xuân yêu thương – Tết sum vầy”

TIN MỚI

Return to top