ClockChủ Nhật, 07/08/2022 11:01

Kịp thời & quyết liệt với dự án đầu tư công

Gỡ nút thắt tại các dự án trọng điểmPhê duyệt chủ trương đầu tư 31 chương trình, dự án quan trọng

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi có sự vào cuộc của Tổ công tác Số 1 đến nay, đã có 2/9 bộ, cơ quan Trung ương, gồm: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và 3/5 địa phương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế thuộc Tổ công tác Số 1 có tỷ lệ giải ngân đạt mức cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy, công tác giải ngân vốn đầu tư công bước đầu có những chuyển biến tốt. Tuy vậy, cả nước nói chung vẫn còn rất nhiều địa phương/dự án tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp.

Một đường kiệt trên địa bàn phường Xuân Phú (TP. Huế) chậm hoàn trả mặt bằng

Ví như tại Thừa Thiên Huế, theo số liệu của Kho bạc Nhà nước tỉnh, tính đến cuối tháng 6/2022, tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh đạt 29,8% kế hoạch vốn, tương đương khoảng 1.522/5.113 tỷ đồng kế hoạch vốn được giao. Trong đó, có một số dự án trọng điểm, nguồn vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân vốn rất thấp đạt chưa tới 10% như, dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế mới chỉ giải ngân được 335 tỷ đồng và dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II - còn gọi là các đô thị xanh (Green City) chỉ giải ngân được 544 tỷ đồng…

Trong hai dự án này, dự án Green City triển khai khá ồ ạt và ở rất nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Huế, như Tố Hữu nối dài, các tuyến đường quanh khu vực Khu đô mới An Vân Dương và rải rác các đường kiệt ở một số phường trung tâm khu vực phía nam TP. Huế. Điểm chung có thể thấy là việc hoàn trả mặt bằng khá chậm làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân và công tác đảm bảo an toàn thi công chưa tốt, nhất là nhiều hố ga, cống thu nước mưa, nước thải để lộ thiên, không che chắn tiềm ẩn mối nguy an toàn giao thông…

Đó có thể chỉ là một trong vài ảnh hưởng từ các công trình có vốn đầu tư công có thể do chậm tiến độ hoặc sự tắc trách, thiếu trách nhiệm từ các đơn vị nhà thầu, giám sát, quản lý… đối với đời sống người dân. Dẫu sao, những tồn tại đó vẫn có thể nhanh chóng được khắc phục. Song, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Một công trình được giải ngân đầy đủ phải đảm bảo hoàn tất các công đoạn từ thi công đến hoàn trả mặt bằng, hoàn thiện hồ sơ hoàn công, tất nhiên là phải có giám sát thực tế từ các đơn vị liên quan và cộng đồng. Nếu tắc ở một trong các khâu đó thì hồ sơ hoàn công sẽ không được thông qua. Nếu thế, việc giải ngân vốn sẽ khó có cơ sở để thực hiện.

Điều này cũng được Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui trong trả lời ở phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh mới đây chỉ ra. Theo ông Nguyễn Đại Vui, một trong những lý do các dự án đầu tư công chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc. Nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng nữa còn đến từ năng lực các nhà thầu, kể cả chủ đầu tư dự án. Lâu nay, dù nhà thầu hoặc chủ đầu tư dự án chậm triển khai hoặc để dự án chậm tiến độ nhưng chưa bị xử lý. Do vậy, cần gắn trách nhiệm của các chủ đầu tư vào từng dự án với các cam kết cụ thể về tiến độ và có kiểm tra tiến độ theo đăng ký để có cơ sở xử lý khi để xảy ra chậm tiến độ hoặc khen thưởng khi thực hiện tốt, vượt tiến độ… Bên cạnh đó, công tác xử lý với các dự án chậm tiến độ cũng cần quyết liệt hơn. Cần thiết phải chuyển vốn sang dự án, chủ đầu tư khác. Có như vậy mới tạo động lực (đối với dự án có tiến độ tốt) và đủ sức răn đe, chế tài phù hợp với các dự án chậm tiến độ do lỗi chủ quan.

Đó cũng là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vừa diễn ra đầu tháng 8 tại Hà Nội.

Bài, ảnh: TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh

Dự án (DA) Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (gọi tắt DA Đô thị xanh) với mục tiêu chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng đang mang lại diện mạo “xanh - sạch - sáng” cho đô thị Huế.

Hạ tầng xanh từ dự án Đô thị xanh
Các chủ đầu tư dự án phải sớm tiến hành điều chỉnh thủ tục liên quan

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm thay đổi thông tin về địa điểm thực hiện dự án để đảm bảo các vấn đề liên quan đến triển khai các thủ tục, giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án phải tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan trước ngày 15/1/2025.

Các chủ đầu tư dự án phải sớm tiến hành điều chỉnh thủ tục liên quan
Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa: Đẩy nhanh tiến độ

Sau nhiều năm chờ đợi do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, hiện dự án (DA) cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C Khu chung cư (KCC) Đống Đa (phường Phú Nhuận, TP. Huế) chính thức triển khai, góp phần tạo diện mạo cho đô thị Huế cũng như nơi sinh sống khang trang, an toàn cho cư dân KCC.

Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư Đống Đa Đẩy nhanh tiến độ

TIN MỚI

Return to top