ClockThứ Sáu, 27/10/2023 12:54

Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

TTH.VN - Ngày 27/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo khoa học "Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - Những vấn đề đặt ra".

Thêm giải pháp để giảng dạy lý luận chính trị hiệu quảGiảng dạy lý luận chính trị hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngGắn kết, phát huy vai trò của trí thức khoa học công nghệ

Các đại biểu chia sẻ, trao đổi tại hội thảo

Hội thảo tập trung trao đổi, chia sẻ nhiều nội dung liên quan đến: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh; cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và ứng dụng trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay; giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học trong bối cảnh CMCN 4.0 ; cơ hội và thách thức của việc dạy học các môn lý luận chính trị ở đại học trong thời đại CMCN 4.0...

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, cuộc CMCN lần thứ tư đã và đang đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho giảng viên đại học, đặc biệt trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và giảng dạy lý luận chính trị (LLCT) nói riêng theo hướng hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra một môi trường thông tin đa dạng, đa chiều trên internet, mạng xã hội, hỗ trợ đắc lực cho việc học tập của sinh viên và hoạt động chuyên môn của giảng viên đại học.

Theo ông Nguyễn Kim Tùng, các cơ sở đào tạo LLCT cần đặt vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giảng viên, coi đây là tiêu chí để đánh giá năng lực, hiệu quả giảng dạy của mỗi giảng viên. Từ đó, các cơ sở đào tạo có kế hoạch để tập huấn, bồi dưỡng cho giảng viên các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Nhiều tham luận đến từ Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Trường Chính trị TP. Đà Nẵng, Trường đại học Khoa học - Đại học Huế... góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, các trường chính trị, xã hội về vai trò, cơ hội và các thách thức của cuộc CMCN 4.0 nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng đối với công tác giảng dạy các ngành LLCT. Từ đó tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Đề xuất một số giải pháp, chính sách phù hợp nhằm tận dụng được những thời cơ của công nghệ thông tin, chuyển đổi số mang lại, biến những thách thức thành cơ hội để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập các bộ môn lý luận chính trị trong nhà trường.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Return to top