ClockThứ Sáu, 22/03/2019 08:16

Phân loại, tái sử dụng rác trong trường học

TTH - Nhặt rác, phân loại rác và tận dụng, tái chế rác trong trường học chỉ là tham vọng nhỏ trong mục tiêu lan tỏa hành động giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường (BVMT), nhất là rác thải nhựa tại các cộng đồng địa phương mà một số trường đang tham gia thực hiện.

Phân vùng quy hoạch chất thải rắn thông thường và chất thải rắn y tế nguy hạiChuyển biến từ thu gom rác tại Quảng Điền

Thầy Nguyễn Trung Đông, phụ trách thực hiện dự án "Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) triển khai tại Trường THCS Hoàng Kim Hoán (xã Hải Dương, TX. Hương Trà) chia sẻ: Trước đây, mặc dù nhà trường đã phát động nhiều chương trình, hoạt động hưởng ứng các ngày lễ về môi trường, song chỉ mang tính bề nổi, không được duy trì lâu dài. Từ khi triển khai dự án vào trường học, ý thức BVMT của các em học sinh và giáo viên cải thiện rõ rệt. Sau khi dự án hỗ trợ một số thùng rác phục vụ thu gom, phân loại rác, không còn tình trạng rác nằm ở sân trường, các em đã hình thành được thói quen để rác vào thùng, phân loại rác và giữ gìn vệ sinh, cảnh quan nhà trường xanh, sạch, thoáng đẹp.

Thầy Nguyễn Trung Đông cho biết, nhà trường cùng dự án đã truyền thông cho các em học sinh kỹ năng phân loại rác, xử lý, sử dụng vật liệu tái chế... Đối với rác thu gom được, các em được hướng dẫn xử lý theo 2 cách. Rác hữu cơ được xử lý bằng chôn lấp, lá cây đem đốt. Rác giấy, nhựa, kim loại được thu gom vào mỗi thứ 6 hàng tuần và cứ 2 tuần được gom bán cho người thu mua phế liệu. Số tiền này phục vụ duy trì hoạt động Câu lạc bộ "Môi trường xanh" (CLB) gồm 32 thành viên của 8 lớp học tham gia và dùng để mua găng tay, khẩu trang, dụng cụ dọn vệ sinh...  

Chị Phạm Thị Diệu My, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) thông tin, dự án "Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế" do Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đang triển khai tại 6 trường học, gồm: THPT chuyên Quốc Học Huế, THPT Bùi Thị Xuân, THCS Trần Cao Vân, THCS Nguyễn Thị Minh Khai, THCS Phan Sào Nam (TP. Huế) và THCS Hoàng Kim Hoán (xã Hải Dương, TX. Hương Trà).

Mục tiêu của dự án khi chọn các trường học để thực hiện là nhằm thông qua các em học sinh để kêu gọi sự tham gia, thay đổi nhận thức của cộng đồng người dân trong việc tái chế và giảm thiểu rác thải, nhất là rác thải nhựa ở các trường học, trên sông và ven biển. Dự án đã hỗ trợ trang cấp cho các trường 3 loại thùng dùng để thu gom 3 loại rác: giấy loại; kim loại, nhựa; rác hỗn hợp.

Sau hơn 6 tháng triển khai, các trường thực hiện rất tích cực. Số lượng rác thải nhựa các trường thu gom được hơn 1.600kg, số tiền bán phế liệu tái chế được khoảng 3,5 triệu đồng.

Các trường tham gia đã lồng ghép các hoạt động bổ trợ như tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo “Trò chơi đố vui để học”, thiết kế thùng rác, hình thành fanpage trên facebook và thực hiện các video, sổ tay/cẩm nang và tổ chức trao giải thưởng, nhằm nâng cao nhận thức về các ảnh hưởng tiêu cực của chất thải nhựa đến môi trường, thay đổi hành vi và hành động để BVMT, giảm thiểu chất thải nhựa ở các trường học, trên sông Hương và ven biển cho học sinh và cộng đồng.

Về lâu dài, những hoạt động tại trường học sẽ lan tỏa sâu rộng đến cộng đồng người dân. Vì theo khảo sát của dự án, có khoảng 4.000 học sinh ở các trường và những học sinh đó sẽ lần lượt kết nối trực tiếp ít nhất với hơn 20.000 -25.000 người dân địa phương thông qua gia đình, giáo viên và bạn bè của họ.

Đối với địa bàn xã Hải Dương, việc huy động các em học sinh, giáo viên, cán bộ, Nhân dân tham gia dọn dẹp bờ biển sẽ làm đẹp hơn bãi biển dài 800m tại thôn Thái Dương Thượng, tạo môi trường sống trong lành, góp phần hút khách du lịch.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

TIN MỚI

Return to top