ClockThứ Sáu, 31/03/2017 14:12

Nhiều cơ hội lựa chọn

TTH - Theo Sở Kế hoạch & Đầu tư, có 9 nhà đầu tư đang có ý định đầu tư nhà máy xử lý rác ở khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR) Phú Sơn- đó là tín hiệu vui để tỉnh có nhiều cơ hội lựa chọn.

Những sản phẩm: ống nhựa, phân vi sinh... được tái chế từ rác thải

Tiêu chí đặt ra của tỉnh là phải lựa chọn nhà đầu tư có thực lực, tiềm lực và đáp ứng bộ tiêu chí kinh tế- kỹ thuật- công nghệ mà tỉnh đã ban hành. Căn cứ vào 17 tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư như về quy mô, công suất, diện tích đất sử dụng, phương án công nghệ xử lý, môi trường…, đã có 9 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký tham gia đấu thầu khu xử lý CTR Phú Sơn.

Có nhiều công nghệ mà các tập đoàn, công ty đăng ký sẽ áp dụng xử lý CTR ở Phú Sơn như công nghệ kết hợp quá trình nhiệt phân, thủy phân và hóa lỏng trực tiếp các-bon D4, sản phẩm đầu ra bao gồm điện, xăng sinh học, dầu diezen, quặng các-bon (của Công ty CP Đầu tư tái tạo năng lượng Global Green); công nghệ MBT-GRE xử lý, tái chế và chuyển hóa thành năng lượng tái tạo (Công ty Orion Enterprise International LLC- Hoa Kỳ); công nghệ xử lý rác thành viên nén năng lượng sử dụng công nghệ nhiệt phân sạch (Công ty TNHH Allied Clean Energy- Thái Lan); công nghệ gasification đốt rác phát điện (Công ty CP Thương mại và xây dựng Đoàn Sơn Thủy; công nghệ plasma; công nghệ xử lý không đốt và không chôn lấp, tái chế 100% sản phẩm đầu ra gồm phân vi sinh, hạt nhựa, gạch, kim loại và khí đốt…

Hiện nay, Công ty CP Tâm Sinh Nghĩa đang hoạt động nhà máy xử lý CTR sinh hoạt với công suất 200 tấn/ngày tại Thủy Phương (Hương Thủy). Tuy nhiên, việc xử lý của đơn vị chưa triệt để, tỷ lệ chôn lấp còn cao, trong khi đó, bãi chôn lấp tập trung ở Thủy Phương đã quá tải và sẽ đóng cửa vào năm 2018. Do đó, việc lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, đáp ứng các tiêu chí của tỉnh xây dựng đang được các ngành, các cấp đốc thúc thực hiện.

Năm 2010, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Môi trường An Phát đầu tư vào lĩnh vực chế biến rác thải tại khu vực Phú Sơn và Công ty CP Lemna Huế vào khu phức hợp xử lý và tái chế CTR ở Hương Bình. Sau một thời gian án binh bất động, vi phạm pháp luật về đầu tư, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án đối với 2 công ty này.

Rút kinh nghiệm về năng lực cũng như thiện chí của các nhà đầu tư trước, bên cạnh áp dụng những cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất về thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, ưu đãi vay vốn và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ các công trình giao thông, điện nước ngoài hàng rào, kinh phí bồi thường tái định cư, rà phá bom mìn…, tỉnh cũng đề ra những tiêu chí lựa chọn rất nghiêm ngặt.

Về giải pháp xử lý, tiêu chí của tỉnh đặt ra đối với nhà đầu tư là phải áp dụng công nghệ đảm bảo các yêu cầu đồng bộ, tiên tiến, xử lý triệt để chất thải, tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và phải có bản vẽ bố trí tổng mặt bằng xây dựng dự án cụ thể. Đặc biệt ưu tiên xem xét, lựa chọn nhà đầu tư có chứng nhận công nghệ của cơ quan chức năng theo quy định và đã, đang quản lý vận hành thực tế.

Nhà đầu tư cần chứng minh vốn chủ sở hữu phải có tối thiểu 15% trên tổng mức đầu tư và phải chứng minh các nguồn vốn huy động khác đối với trường hợp diện tích sử dụng đất lớn hơn 20ha. Trường hợp diện tích sử dụng đất nhỏ hơn 20ha, nhà đầu tư cần chứng minh vốn chủ sở hữu phải có tối thiểu 20% trên tổng mức đầu tư và phải chứng minh các nguồn vốn huy động khác.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top