ClockThứ Sáu, 10/01/2025 16:18

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

TTH.VN - Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Định vị Mai vàng Huế trở thành "quốc bảo" - Kỳ III: Để Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt NamThoáng bóng hoàng maiBảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm Hoàng mai

 Kiểm tra mô hình trồng cây mai vàng Huế tại vườn ở Phú Thượng

Lãnh đạo Sở KH&CN tiến hành kiểm tra thực địa và ghi nhận những kết quả đạt được của mô hình trồng hoa mai vàng Huế tại phường Phú Thượng, quận Thuận Hóa. Mô hình vườn cây có quy mô 2.000 cây mai. Cây được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, sinh trưởng phát triển tốt. Cây mai đạt tiêu chuẩn cao trên 90 cm, đường kính gốc trên 1,5 cm, lá xanh tốt, không có biểu hiện sâu bệnh. 

Theo báo cáo của chủ nhiệm đề tài - PGS.TS Đặng Văn Đông, đến nay đề tài đã hoàn thành các nội dung đề ra theo đặt hàng của Sở KH&CN. Cụ thể như đã điều tra về tình hình sản xuất và phân bố các giống mai vàng, số hóa bản đồ phân bố mai vàng Huế và bản đồ định vị 100 cây mai bảo tồn tại TP. Huế. Đề tài đánh giá tính đa dạng và cấu trúc quần thể của mai vàng, xác định bộ chỉ thị phân tử để nhận diện giống, đặc điểm hình thái học và sinh thái học mai vàng Huế. Từ đó, xây dựng bản hướng dẫn nhận dạng giống mai vàng Huế và hoàn thiện bộ hồ sơ và kế hoạch bảo tồn 100 cây mai có tuổi đời trên 50 tuổi. 

Mai vàng Huế có các đặc tính điển hình được tuyển chọn làm nguồn giống đầu dòng và xây dựng kỹ thuật kiểm soát sự giao phấn tự do, quy trình nhân giống bằng các kỹ thuật gieo hạt, giâm hom, chiết cành và nuôi cấy mô... Đề tài cũng xây dựng thành công bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, mô hình nhân giống và mô hình trồng hoa mai vàng Huế.

Tin, ảnh: Hoài Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung
Giống chất lượng cho rừng trồng

Trồng và chăm sóc rừng là nhiệm vụ hằng năm đối với các chủ rừng, hộ lâm dân. Điều quan tâm với ngành lâm nghiệp là làm thế nào để cây giống đảm bảo chất lượng cho mục tiêu trồng rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn (RGL).

Giống chất lượng cho rừng trồng

TIN MỚI

Return to top