ClockThứ Hai, 09/04/2018 12:30

Bảo quản hoa quả bằng chế phẩm sinh học

TTH - Từ tinh bột sắn, chế phẩm từ vỏ cua ghẹ tôm, kết hợp với công nghệ nano, TS. Lê Đại Vương, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế cùng TS.Võ Văn Quốc Bảo, Trường đại học Nông lâm Huế và các cộng sự đã nghiên cứu, tạo ra chế phẩm sinh học bảo quản hoa quả an toàn, thân thiện môi trường.

6 báo cáo trình bày tại hội thảo về ứng dụng công nghệ sinh họcHơn 750 chuyên gia tập trung giải quyết khủng hoảng đa dạng sinh học38 báo cáo tham gia hội nghị khoa học sau đại học Trường ĐH Y Dược

Bảo quản được 37 ngày

Việc nghiên cứu các chế phẩm sinh học bảo quản hoa quả được nhóm nghiên cứu bắt đầu từ năm 2015.  Bước đầu, chế phẩm cho hiệu qủa bảo quản đối với quýt Hương Cần.

TS. Lê Đại Vương trong phòng nghiên cứu

TS.Lê Đại Vương chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi tham gia khá nhiều nghiên cứu về công nghệ nano trong bảo quản thực phẩm. Ban đầu là màng bọc thực phẩm cho táo, cà chua đến bao bì bảo quản hoa quả tươi. Riêng đối với nhóm đặc sản có múi của Thừa Thiên Huế, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hỗn hợp dung dịch tạo lớp phủ trên bề mặt sản phẩm thay thế lớp sáp bảo vệ tự nhiên và cung cấp một lớp chắn ẩm, oxy cho thực phẩm, giảm bớt quá trình hô hấp và kiểm soát sự mất độ ẩm”.

Trước khi tiến hành nghiên cứu chế phẩm bảo quản, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập, định danh nấm từ quả quýt Hương Cần rồi tiến hành cấy nấm trên môi trường PDA (môi trường nuôi cấy vi sinh vật và nấm) có nồng độ nano bạc khác nhau để xác định được tính kháng khuẩn của dung dịch nano bạc. Từ đó, khẳng định dung dịch nano bạc có tính kháng khuẩn tốt dù nồng độ thấp (10ppm). Từ đó, nhóm chọn mẫu nano có nồng độ 30ppm, và 50ppm để tạo chế phẩm sinh học .

TS.Lê Đại Vương lý giải, ở nồng độ 10ppm tính kháng khuẩn của nano yếu hơn so với 30ppm, 50ppm, 100ppm, 150ppm. Ở nồng độ cao sẽ tiêu tốn nhiều bạc nitrat để chế tạo nano bạc làm tăng giá thành sản phẩm. Bạc cũng là một kim loại nếu sử dụng với một lượng lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi chọn nano có nồng độ 30ppm và 50ppm để chế tạo màng bảo quản quả tươi. Để biết được những biến đổi của quýt trong quá trình bảo quản chúng tôi tiến hành khảo sát một số yếu tố như: cảm quan, hao hụt khối lượng, vitamin C, hàm lượng đường.

Theo kết quả nghiên cứu, trong điều kiện phòng thí nghiệm quýt có thể bảo quản trong 12 ngày. Quả quýt Hương Cần được phun chế phẩm nano có thể tươi lâu đến 37 ngày, vẫn giữ được độ ngọt, mùi vị và màu sắc. Các hạt nano bạc có diện tích mặt rất lớn, gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm, và nâng cao hiệu quả diệt khuẩn và diệt nấm. Nhờ cách bảo quản thân thiện với môi trường này, quýt Hương Cần có thể vận chuyển đi xa trong thời gian dài.

Dễ nhân rộng

Việc áp dụng chế phẩm màng bảo quản quả tươi sẽ hạn chế việc thu hoạch quýt Hương Cần trước thời điểm thu hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và vitamin C trong quýt Hương Cần; tăng thời gian bảo quản giúp người dân giải quyết vấn đề bảo quản nông sản khi vận chuyển dài ngày, hạn chế thất thoát khối lượng, giữ được màu sắc và hương vị trái cây.

TS.Lê Đại Vương thông tin, sản xuất chế phẩm màng bảo quản quả tươi có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho con người và môi trường. Sản phẩm được chế tạo theo 2 dạng: dạng dung dịch dễ dàng cho bà con nhúng các quả tươi có vỏ để bảo quản và dạng bao bì để bà con bảo quản những loại trái cây có vỏ mỏng một cách thuận lợi và dễ dàng. Giá thành của chế phẩm nano này tương đối rẻ, nếu sản xuất bao bì thì chỉ tương đương với các túi nilon thường. Vì thế, chế phẩm này có thể thay thế được các loại hóa chất nguy hại mà người dân vẫn sử dụng bảo quản hoa quả.

Sắp tới, khi máy sản xuất bao bì được nhập về chúng tôi sẽ cung ứng hàng loạt các loại màng bảo quản sinh học cho người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Cùng với đó, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu chế phẩm sinh học bảo quản cam Nam Đông và thanh trà Thủy Biều, triển khai hướng dẫn chi tiết kỹ thuật cho người dân để đưa chế phẩm này vào bảo quản một số hoa quả.

Sau 2 năm nghiên cứu, giải pháp ứng dụng nano bạc trong sản xuất chế phẩm màng bảo quản một số quả tươi đã chứng minh hiệu quả với quả quýt Hương Cần, cà chua. Đề tài đạt giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2017.

Bài, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp

Chất lượng nước thải, đặc biệt là nước thải tại các nhà máy, cơ sở, sản xuất khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) là mối quan tâm của nhiều người. Nếu các yêu cầu từ đầu ra của nước thải không đạt quy chuẩn môi trường sẽ tác động đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống của người dân.

Chỉ thị sinh học cho nước thải công nghiệp
Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG). Sự hiện hữu của những báu vật này không những làm tăng sự hấp dẫn cho điểm đến, mà cũng chính là cơ hội để những cổ vật quý giá này “không ngủ yên” trong cuộc sống đương đại.

Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia
Hồ Đức Trung đoạt Huy chương Bạc sinh học quốc tế lần thứ 35

Tin vui được thầy và trò Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế gửi về từ Kazakhstan vào tối 13/7, Hồ Đức Trung, học sinh lớp 12 sinh Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế đã đoạt Huy chương Bạc (HCB) sinh học quốc tế lần thứ 35 do nước Cộng hòa Kazakhstan đăng cai.

Hồ Đức Trung đoạt Huy chương Bạc sinh học quốc tế lần thứ 35

TIN MỚI

Return to top