ClockThứ Sáu, 22/11/2024 14:09

Khẩn trương tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng đê điều sau lũ

Sáng 22/11, tại Thành phố Hòa Bình, Cục quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị "Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2024".

Thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ: Đến 17h ngày 12/9 ghi nhận 330 người chết và mất tíchTổng hợp thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ đến 22 giờ ngày 11/9

 Toàn cảnh hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2024". Ảnh: Thanh Hải/TTXVN

Tham dự hội nghị có, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai; lãnh đạo 21 tỉnh, thành phố; hơn 150 Chủ tịch UBND cấp huyện và phòng nông nghiệp các tỉnh.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, hội nghị tập trung nhìn nhận, đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn; vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong công tác ứng phó, hộ đê. Qua đó, đánh giá khách quan về tình hình mưa lũ, kết quả đạt được cũng như thẳng thắn nhìn nhận về những mặt còn tồn tại, hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trước mắt cũng như lâu dài, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu giữ đê an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân trước thiên tai lũ, bão.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024, thiên tai xảy ra rất khốc liệt, cực đoan với nhiều loại hình thiên tai tại khắp các vùng miền trên cả nước. Đến nay, đã xảy ra 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển. Thiên tai đã làm 513 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 84.900 tỷ đồng (năm 2023, thiên tai làm 169 chết và mất tích, thiệt hại 9.324 tỷ đồng).

 Đặc biệt, bão số 3 (bão Yagi tháng 9/2024) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, với nhiều đặc điểm chưa từng có tiền lệ, là siêu bão với cường độ rất mạnh (khi đổ bộ gió cấp 13-14, giật cấp 16-17), sức tàn phá rất lớn, thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài, phạm vi ảnh hưởng rất rộng; hoàn lưu bão gây mưa lớn diện rộng toàn Bắc Bộ và Thanh Hóa (lượng mưa trong 10 ngày đầu tháng 9/2024 cao hơn 4-6 lần so với trung bình nhiều năm, phổ biến từ 400mm-600mm, có nơi mưa trên 700mm...).

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trong các tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 giảm đáng kể so với các dự báo trước đây, trong 3 tháng sắp tới La Nina có khoảng 50 - 55% xuất hiện. Sau đó, hiện tượng ENSO có khả năng dần trở lại trạng thái trung tính với xác suất từ 55 - 70% từ khoảng tháng 3 đến tháng 5/2025 và nhiều khả năng duy trì trạng thái trung tính trong những tháng còn lại của năm 2025.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho công tác phòng hộ đê điều như: công tác đánh giá hiện trạng, xác định trọng điểm đê điều xung yếu có nơi còn chưa sát với thực tế; công tác tuần tra canh gác ở một số địa phương còn lơ là; kỹ năng, kinh nghiệm xử lý sự cố, hộ đê của lực lượng tham gia ứng phó còn hạn chế; công tác chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng; tình trạng vi phạm lấn chiếm bãi sông làm giảm khả năng thoát lũ của sông xảy ra ở nhiều địa phương…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, vai trò trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong ứng phó với vấn đề quản lý đê điều càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các Chủ tịch UBND không chỉ là người đứng đầu cơ quan hành chính mà còn là những người đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến việc bảo vệ an toàn công trình hạ tầng này, góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân ở những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên nhiên.

Ông Nguyễn Long Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Ninh (Phú Thọ) chia sẻ, để chủ động triển khai phương án hộ đê, ứng phó với lũ lớn cần thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, triển khai các công tác như: hàng năm phải kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, phân công rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên để công tác chỉ huy phòng chống thiên tai hoạt động ngày càng kịp thời hơn, hiệu quả hơn; thường xuyên rà soát đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định các trọng điểm đê điều xung yếu, xây dựng phương án ứng phó cho từng trọng điểm; trong đó, phải tính toán đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực, phân công cụ thể cán bộ phụ trách để chỉ huy xử lý khi có thiên tai, sự cố xảy ra, tránh tình trạng bị động, lúng túng khi tình huống bất lợi xảy ra; thường xuyên tuyên truyền từ sớm, từ xa cho người dân biết tầm quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai, đê điều dưới nhiều hình thức; Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng đê điều; kịp thời tu sửa, nâng cấp hệ thống các công trình đê điều để nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai...

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, thời gian tới các tỉnh, thành phố cần khẩn trương tổ chức tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều sau lũ trên địa bàn, xác định trọng điểm xung yếu đảm bảo phù hợp với thực tế, cập nhật, bổ khuyết phương án bảo vệ; quan tâm bố trí nguồn lực của địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tu bổ, kiên cố hóa và duy tu bảo dưỡng đê điều, đảm bảo các tuyến đê đủ cao trình, mặt cắt thiết kế, chống được lũ lớn, dài ngày; quản lý chặt chẽ đất trong hành lang bảo vệ đê, bãi sông, lòng sông đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều và quy hoạch được duyệt để đảm bảo không gian thoát lũ.

Thực hiện cải tạo, nạo vét bồi lắng, thanh thải lòng dẫn; xử lý các khu vực co hẹp dòng chảy cục bộ  trên địa bàn để tăng khả năng thoát lũ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật về đê điều, không để phát sinh vi phạm mới; Trên cơ sở thực tế mưa lũ đã xảy ra, tổ chức nghiên cứu, đánh giá trong quá trình rà soát, xây dựng các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng của địa phương cho phù hợp.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 55/NHNN-TD gửi chín ngân hàng thương mại yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

TIN MỚI

Return to top