ClockThứ Năm, 27/10/2022 16:03

Kết nối các Làng Công nghệ quốc gia thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

TTH.VN - Tiếp cận các nguồn lực chuyên gia, vốn và công nghệ trong và ngoài nước để giới thiệu, kết nối đến cộng đồng địa phương và ngược lại là mục tiêu chính của diễn đàn "Gặp gỡ các Trưởng Làng Công nghệ quốc gia, ra mắt Làng công nghệ quốc gia AI tại Huế, tọa đàm xây dựng Hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp" do UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức sáng 27/10 tại TP. Huế.

Thế hệ trẻ có nhiều cơ hội từ chuyển đổi sốTìm kiếm và trao cơ hội cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệpPhát triển mạng lưới nhà đầu tư khởi nghiệp: Cần nhiều giải phápHướng đến trung tâm dược liệu Bắc Trung bộ

Tham dự diễn đàn, về phía Trung ương có các ông: Bùi Thế Duy, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KHCN. Về phía lãnh đạo tỉnh có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế; các Trưởng Làng công nghệ quốc gia và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh.

Cắt băng khai mạc chuỗi sự kiện về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Kéo các nguồn lực về địa phương

Hiện nay, "đổi mới sáng tạo" có xu hướng dịch chuyển sang "đổi mới sáng tạo mở" để phát huy sức mạnh nội tại kết hợp tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài, tìm kiếm các giải pháp công nghệ từ cộng đồng. Vì vậy, việc hình thành các làng công nghệ, thu hút, phát triển thêm các đồng trưởng làng ở các địa phương là cách để giải quyết những bài toán chiến lược cho doanh nghiệp (DN) dưới sự tác động của làn sóng công nghệ 4.0 cũng như sự thay đổi nhu cầu từ thị trường.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, thời gian qua, tỉnh đã làm tốt chính quyền số, song kinh tế số, công nghệ số vẫn chưa phát huy, chưa có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, đơn vị, DN để hình thành hệ sinh thái hoàn chỉnh, phát triển trong thời gian tới. Sự kiện gặp gỡ các Trưởng Làng Công nghệ chính là bước mở đầu trong việc tạo cầu nối để gặp gỡ, kết nối các làng công nghệ quốc gia đến với Huế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ, thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo  (ĐMST) từ các DN khởi nghiệp trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là một trong những ngành công nghệ quan trọng hàng đầu, giúp con người giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Lĩnh vực này đang thu hút sự quan tâm rất lớn trên toàn cầu nhờ vào những cải tiến với những tính năng hiện đại và nổi trội. Thừa Thiên Huế có lợi thế về lĩnh vực này với nhiều tổ chức nghiên cứu, DN đã triển khai thành công các dự án như: "Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh", "Hệ thống xe đạp thông minh", "AIQuant- đầu tư tài chính thông minh", "Chatbot giúp đặt lịch hẹn, tư vấn thông minh cho phòng khám bác sĩ gia đình", "Hệ thống hỗ trợ người dân với công nghệ AI để tiếp cận dịch vụ hành chính công trực tuyến trong chính quyền điện tử tại tỉnh"...

Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều, chưa có thành tựu đột phá, ứng dụng AI giải quyết các vấn đề cuộc sống còn khiêm tốn. Việc thành lập và ra mắt Làng Công nghệ quốc gia AI tại Thừa Thiên Huế sẽ mở đầu cho xu hướng mới, xu hướng ĐMST "mở" để hình thành một cổng kết nối quốc tế đến với Việt Nam, giúp tìm kiếm những tài năng của Việt Nam đến những sân chơi lớn, đồng thời lan tỏa, góp phần đưa công nghệ AI từng bước ứng dụng vào cuộc sống.

Lãnh đạo Bộ KH&CN, UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng ra mắt Làng Công nghệ quốc gia AI tại Huế 

Kết nối đồng sáng tạo

Để công nghệ AI từ "ảo" trở thành thực, phục vụ thiết thực đời sống, phát triển kinh tế- xã hội, ông Phạm Hồng Quất, Cục Trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN cho rằng, yêu cầu trước tiên là phải thu hút, kết nối con người để cùng nhau hiệp lực "đồng sáng tạo". Đối với các làng công nghệ quốc gia nói chung và Làng Công nghệ quốc gia AI nói riêng không chỉ chú trọng thúc đẩy phát triển khởi nghiệp ĐMST mà còn phải có khả năng huy động nguồn vốn, khai thác tối đa nguồn lực, từng bước hình thành cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, cộng đồng các startup tại địa phương.

Ra mắt các đồng trưởng làng công nghệ tại Huế thamgia vào nhiều lĩnh vực

Cùng với sự ra mắt Làng Công nghệ quốc gia AI tại Thừa Thiên Huế, sự kiện còn chào đón, ra mắt các đồng Trưởng làng trên các lĩnh vực: Làng Công nghệ Tài chính, Làng Công nghệ Nghệ thuật sáng tạo, Làng Công nghệ Dược liệu sạch, Làng Công nghệ Du lịch và ẩm thực, Làng Công nghệ Đô thị thông minh. Các đồng trưởng làng mang sứ mệnh thúc đẩy giải pháp công nghệ của DN khởi nghiệp sáng tạo, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của miền Trung và cả nước.

Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra phiên tọa đàm giữa lãnh đạo Bộ KH&CN, Sở KH&CN cùng các trưởng làng công nghệ, Quỹ khởi nghiệp DN KH&CN Việt Nam...để tham gia ý kiến xây dựng, góp ý, chia sẻ cho Hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, đồng thời tham vấn cho tỉnh các chính sách triển khai phù hợp, góp ý cho các DN, các đơn vị cung ứng nguồn nhân lực, các cơ sở nghiên cứu, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các chuyên gia cố vấn trong từng lĩnh vực, các đơn vị ươm tạo, các nhà đầu tư...

Tọa đàm còn chia sẻ nguồn lực từ các làng công nghệ với tầm nhìn xu hướng mới, thúc đẩy hình thành tư duy ĐMST mở, thúc đẩy ĐMST thông qua sáng kiến công nghệ. Thông qua phiên tọa đàm, hoạt động khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ thực sự có những bước đi phù hợp và kết quả tích cực, thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, nước ngoài góp phần phát triển kinh tế xã hội của triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của miền Trung và cả nước.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Khởi nghiệp xuất sắc

Giữa vùng đất Lăng Cô (Phú Lộc) tiềm năng, “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc” toàn quốc Nguyễn Anh Khôi đang viết tiếp câu chuyện tuổi trẻ bằng ngọn lửa của sự sáng tạo và cống hiến.

Khởi nghiệp xuất sắc

TIN MỚI

Return to top