ClockThứ Ba, 09/10/2018 13:58

IMF duy trì dự báo tăng trưởng GDP trong 2 năm với Việt Nam

Báo cáo Triển vọng kinh tế Toàn cầu (WEO) mới nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 3,9% xuống 3,7% cho năm 2018 và 2019, do những lo ngại về các tranh chấp thương mại và tình hình khủng hoảng tại các thị trường mới nổi.

IFC cam kết 3,4 tỷ USD đảm bảo tăng trưởng bền vững ở Đông Á-Thái Bình DươngTăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt NamBức tranh kinh tế Việt Nam 2018: Dự báo nhiều gam màu sángADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,9% trong năm 2018

Một dây chuyền sản xuất giày, dép xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Tuy nhiên, IMF nhận định nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng 4,7% cho hai năm 2018 và 2019, với triển vọng đi lên khiêm tốn trong ngắn hạn.

Đối với khu vực ASEAN 5 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam), tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ đạt 5,3% trong năm 2018, trước khi giảm xuống 5,2% vào năm 2019.

So với hồi tháng Bảy, dự báo tăng trưởng của năm 2019 cho khu vực này đã bị hạ 0,2 điểm phần trăm, phản ánh những tác động kinh tế đến từ những căng thẳng thương mại trong thời gian gần đây.

Với Việt Nam, IMF vẫn duy trì các dự báo đưa ra trước đó, với tăng trưởng GDP năm 2018 và 2019 dự kiến lần lượt đạt 6,6% và 6,5%.

Lạm phát của Việt Nam ước sẽ vào khoảng 3,8% năm 2018 và nhích lên 4% vào năm tới, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ổn định ở mức 2,2% cho năm nay và năm 2019.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự đoán sẽ giảm từ mức tăng 6,9% trong năm 2017 xuống 6,6% vào năm 2018 và 6,2% năm 2019 (giảm 0,2 điểm so với dự báo tháng Bảy).

Theo IMF, việc hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc là do tác động tiêu cực của các biện pháp thuế quan gần đây.

Trong trung hạn, nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự báo sẽ dần dần giảm xuống 5,6%, khi Trung Quốc tiếp tục quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững hơn thông qua giảm thiểu rủi ro tài chính và kiểm soát vấn đề môi trường.

Trong khi đó, kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng từ mức 6,7% năm 2017 lên 7,3% trong năm 2018. Sau đó, con số này dự kiến tăng nhẹ lên 7,4% sang năm tới, dù thấp hơn một chút so với mức đưa ra trong báo cáo hồi tháng 4/2018 do giá dầu tăng cũng như sự thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu.

Diễn biến đó phản ánh sự phục hồi của Ấn Độ sau những cú sốc tạm thời (chính sách đổi tiền và áp dụng Thuế Hàng hóa và Dịch vụ), cũng như nhờ hoạt động đầu tư và tiêu dùng cá nhân tăng khá mạnh.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm

Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để Huế khẳng định vị thế ngay trong năm đầu tiên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy mục tiêu tăng trưởng làm trọng điểm
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Sau sáp nhập là tăng tốc

Song song với việc khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Phú Lộc nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Sau sáp nhập là tăng tốc

TIN MỚI

Return to top