ClockThứ Tư, 31/03/2021 08:00

Hai năm & một nếp sống đẹp

TTH - "Ngày Chủ nhật xanh” sau hai năm triển khai, từ một phong trào đã trở thành thói quen, nếp sống đẹp thường ngày của người dân xứ Huế.

Đoàn viên nghiệp đoàn hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanhCán bộ, chiến sĩ tham gia “Ngày Chủ nhật xanh”Triển khai “Ngày Chủ nhật xanh” theo hướng “1 tháng 1 địa điểm”

Một nhóm các bạn trẻ nhặt rác, kêu gọi bảo vệ môi trường

Ở đó, người dân thay vì dọn rác đã chuyển sang không xả rác, rồi những cuộc hội họp bên trong các khán phòng không còn sự xuất hiện của những chai nước nhựa mà thay vào đó là chai thủy tinh…

Hai năm không dài, nhưng những gì đang diễn ra ở phong trào "Ngày Chủ nhật xanh” đã có những thành công nhất định, đưa hình ảnh Huế đẹp lan tỏa ra nhiều địa phương khác trên toàn quốc. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng có thư khen, biểu dương phong trào này, và mong rằng sẽ được nhân rộng tới các địa phương khác, mang lại môi trường sống trong lành cho mọi người.

Hình ảnh những người phụ nữ sống dọc theo bờ sông Hương đã dầm mình nhặt từng túi rác, vàng mã hay những bạn trẻ đến Huế du lịch cũng dành chút ít thời gian để vớt rác, các em thiếu nhi cũng theo ba mẹ xuống đường nhặt rác… thật sự quá quen thuộc, tạo nên cảm xúc mạnh, lan toả được tinh thần, trách nhiệm vì môi trường sống. Họ không chỉ làm vì phong trào, mà làm bằng tiếng gọi trái tim, vì tình yêu thiên nhiên, xứ sở nơi mình đang hít thở.

Nhặt rác – một khái niệm xa lạ giờ đây đã trở thành quen thuộc. Và từ nhặt rác, chuyển sang “trạng thái” không xả rác cũng đã ăn sâu vào ý thức, hành động của mọi người. Mỗi người ý thức một chút, vận động nhau trong từng hành động để tạo nên một đô thị không rác là chuyện không hề đơn giản, nhưng Huế đã làm được, nếu không nói quá là làm tốt.

Hai năm, những người Huế xa quê trở về, những du khách từng đến và quay lại đã thốt lên rằng: “Huế thay đổi quá nhiều, rất sạch và đẹp”. Những hàng cây trên những con đường được vun vén, cắt tỉa và chỉnh trang một cách sang trọng, hài hoà. Dọc theo đôi bờ sông Hương, con đường đi bộ nối dài từ cầu Dã Viên lên tận chùa Thiên Mụ cũng đã hoàn thành, tạo thêm một điểm nhấn mới giữa lòng đô thị. Ngoài việc tuyên chiến với rác thải, những phong trào như "Huế bốn mùa hoa", "Mai vàng trước ngõ"… trong thời gian qua cũng nhận được sự hưởng ứng, hành động từ cộng đồng.

Bên cạnh ý thức của người dân trong thực hiện "Ngày Chủ nhật xanh”, chính quyền cũng đã dốc sức vận động, có tôn vinh và đi kèm với những hình thức chế tài mạnh mẽ đã phần nào giúp "Ngày Chủ nhật xanh” đứng vững, vượt ra khuôn khổ của một phong trào theo kiểu "đến hẹn lại lên".

Chưa khi nào người dân hưởng ứng một phong trào mạnh mẽ như thế, và cũng chưa khi nào vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường được phản ánh và bị xử lý một cách ráo riết như trong hai năm qua. Hue-S được vận hành cùng lúc, và theo thống kê đã tiếp nhận hơn 2.300 phản ánh hiện trường trên lĩnh vực quảng cáo, rao vặt, tín dụng đen và vệ sinh môi trường. Tất cả được phân cấp để xử lý, có trường hợp bị khởi tố hình sự.

Thế nhưng, theo nhiều người trực tiếp tham gia phong trào "Ngày Chủ nhật xanh”, dù có rất nhiều thành công nhưng vẫn có một số hạn chế, cần sớm được khắc phục, có như thế phong trào này mới đứng vững. Đâu đó vẫn còn một số người, doanh nghiệp, địa phương vẫn còn thờ ơ, việc triển khai phong trào chưa hiệu quả, rồi vấn đề phân loại, nhận diện rác vẫn gặp nhiều khó khăn…

Người đứng đầu chính quyền tỉnh và cũng là người phát động phong trào này, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh nói rằng, phong trào "Ngày Chủ nhật xanh” đã trở thành điểm sáng trên toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường và nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Đặc biệt, trong thời gian dịch COVID-19 xảy ra, phong trào này vẫn được các đơn vị, địa phương triển khai với rất nhiều hình thức, gắn làm sạch môi trường với công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, phong trào này cũng đã giúp nhiều địa phương phần nào giải quyết được nhiều vấn đề môi trường, các điểm đen ô nhiễm cũng giảm đi. Tuy nhiên, vị “nhạc trưởng” vẫn mong rằng, phong trào phải đi vào thực chất hơn nữa. Để làm được điều đó, cần quán triệt phương châm “quyết liệt - đồng bộ - kiên trì”. Ngoài ra, cần phải nâng cao vai trò của người đúng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

TIN MỚI

Return to top