ClockChủ Nhật, 05/03/2023 06:03

Dịch hại có nguy cơ lây lan diện rộng trên lúa đông xuân

TTH.VN - Đến ngày 4/3, trên địa bàn tỉnh có gần 1.000ha lúa bị chuột, ốc bươu vàng gây hại và hàng trăm ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Diện tích lúa bị dịch hại được dự báo tiếp tục lây lan, gây hại trên diện rộng trong thời gian đến.

Nông nghiệp hữu cơ “bén rễ” với vùng cao A Lưới

leftcenterrightdel

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 

Ông Lê Văn Thành ở xã Quảng An (Quảng Điền) tỏ ra lo ngại trước tình hình chuột, ốc bươu gây hại lúa, mới đây bệnh đạo ôn trên lá cũng bắt đầu xảy ra. Đây là các loại dịch hại, sâu bệnh không mới đối với nông dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đến nay, ông Thành và nông dân vẫn chưa thể có biện pháp đặc trị các loại bệnh, dịch hại.

“Từ đầu vụ đến nay, gia đình tui đã vây bắt, bẫy và cả dùng thuốc diệt trừ hàng trăm con chuột. Song, chuột vẫn sinh sôi khá nhanh và từ các hang ổ trên các bờ đê kéo đến cắn phá lúa. Chuột, ốc bươu và sâu bệnh luôn là điều hết sức nan giải với nông dân, vì ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Với những vụ bị chuột và sâu bệnh gây hại nặng có thể giảm năng suất từ 10-20%, thậm chí cao hơn”, ông Thành chia sẻ.

Cũng theo ông Thành, ốc bươu đang gây hại trên nhiều diện tích lúa đông xuân. Đồng ruộng của ông Thành và các xứ đồng lân cận đều bị ốc bươu cắt phá với diện tích hàng chục ha. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, người dân không phun thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất mà chủ yếu bắt bằng tay nên rất khó triệt để, do ốc sinh sản khá nhanh.

leftcenterrightdel

 Tra dặm lúa

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Phú, xã Quảng An (Quảng Điền), ông Lê Văn Thứ xác nhận, ốc bươu và chuột đang gây hại trên nhiều xứ đồng tại địa phương. Biện pháp tối ưu hiện nay là bảo vệ môi trường, chất lượng sản phẩm nên chủ yếu bắt bẫy bằng thủ công là chính. Biện pháp này khó tiêu diệt triệt để dịch hại nhưng buộc phải thực hiện nhằm bảo vệ an toàn, chất lượng sản phẩm.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông cho biết, hàng trăm ha lúa trên địa bàn huyện đang bị ốc bươu vàng, chuột và bệnh đạo ôn lá gây hại. Đơn vị phối hợp với các địa phương đang tích cực yêu cầu nông dân bám đồng, triển khai đồng bộ các biện pháp phun trừ bệnh, bắt bẫy chuột, ốc đúng quy định nhằm bảo vệ lúa đông xuân, không để lây lan diện rộng, gây hại nặng.

Thông tin từ các địa phương, đến ngày 4/3, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm ha lúa đang bị bệnh đạo ôn lá gây hại, tăng hơn 100ha so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ bệnh từ 5-10%, chủ yếu trên giống J02… Các địa phương, hợp tác xã bị nặng là Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú Lương, Phú Gia (Phú Vang), An Nong 1, An Nong 2, Bắc Sơn (Phú Lộc).

leftcenterrightdel

Tăng cường các biện pháp diệt chuột 

Ốc bươu vàng đang gây hại trên diện tích khoảng 700ha, tăng gần 500ha so với cùng kỳ năm trước, mật độ 1-3 com/m2, nơi cao 5-10  com/m2, tập trung nhiều nhất ở các địa phương tại TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy, TP. Huế, huyện Quảng Điền, huyện Phú Lộc. Diện tích chuột gây hại giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn ở mức khá cao, tỷ lệ hại 3-5%, nơi cao 5-10%, tập trung ở Hợp tác xã Nông nghiệp Đông Phú (Quảng Điền), các xã Điền Lộc, Điền Hương (Phong Điền)… 

Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại như bọ trĩ, dòi đục nõn, cỏ dại… gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ hại thấp. Tuy nhiên, theo dự báo, bệnh đạo ôn lá đang tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm Xi23, X21, JO2... Ốc bươu vàng tiếp tục phát sinh gây hại trên diện tích mới gieo sạ. Chuột tiếp tục gây hại gia tăng, nhất là trên các vùng ven đê, mồ mã...

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ông Lê Văn Anh thông tin, đơn vị đang phối hợp với các địa phương tổ chức hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ trên đồng ruộng, bón phân thúc cân đối, điều tiết nước hợp lý... giúp lúa sinh trưởng tốt, tăng khả năng chống chịu với sinh vật gây hại. Đặc biệt hướng dẫn, yêu cầu người dân sử dụng thuốc trừ cỏ hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Chi cục khuyến cáo, nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá để phun phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, nhất là trên các giống nhiễm như Xi23, Nếp, JO2…, kết hợp triển khai diệt chuột, ốc bươu vàng bằng mọi biện pháp để hạn chế thiệt hại vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ. Đồng thời, theo dõi diễn biến thời tiết và các đối tượng sinh vật gây hại khác nhằm có biện pháp chăm sóc, chống rét, quản lý và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại kịp thời, hiệu quả.

Bài, ảnh: HẢI TRIỂU-HUYỀN TRANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Tiếp tục có nắng nóng gay gắt những ngày tới

Cảnh báo trong 3-5 ngày tới (từ ngày 5-7/4), trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có ngày đặc biệt gay gắt. Đây là đợt nắng nóng mạnh nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay.

Tiếp tục có nắng nóng gay gắt những ngày tới
Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

Dự báo ngày 9/2 (30 tháng Chạp, Âm lịch), bộ phận không khí lạnh (KKL) sẽ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế; vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Sẵn sàng phương án chống úng lúa đông xuân

TIN MỚI

Return to top