ClockThứ Hai, 13/02/2023 06:10

Đảm bảo chế độ báo cáo khi vay vốn nước ngoài

TTH - Ngoài nguồn vốn tín dụng trong nước, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong nước có thể thực hiện vay vốn nước ngoài và các khoản vay nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn vốn không nhỏ góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài: Cần chấp hành nghiêm quy địnhThanh toán nợ của Chính phủ được thực hiện đầy đủ, đúng cam kếtTăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoàiThủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên HuếThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cương quyết thay cán bộ không biết làm việc, tiêu cực, lợi ích nhóm

Vốn vay nước ngoài cũng là kênh quan trọng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (ảnh minh họa)

Phải đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước

Các doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để huy động nguồn vốn khi có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư, mở rộng mô hình kinh doanh. Trong đó, việc sử dụng các khoản vay dưới nhiều hình thức khác nhau là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh nguồn vốn vay trong nước, các nguồn vốn huy động khác, doanh nghiệp có thể tiếp cận với các khoản vay nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện nhất định.

Cụ thể, các doanh nghiệp được thành lâp và hoạt động tại Việt Nam có thể thực hiện vay vốn nước ngoài và các khoản vay nước ngoài, nhưng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn. Với bên đi vay đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư yêu cầu số dư nợ trung, dài hạn của bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp bên đi vay không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn của bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vay vốn tại phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Và thỏa thuận vay vốn phải được ký kết bằng văn bản trước khi thực hiện giải ngân.

Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cho thấy, trên địa bàn số doanh nghiệp có phát sinh dư nợ vay nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước tỉnh xác nhận đăng ký khoản vay là 26 doanh nghiệp, với đủ ngành nghề đầu tư. Chỉ tính riêng trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đã giải quyết 15 hồ sơ đăng ký xác nhận khoản vay nước ngoài; 21 hồ sơ đăng ký xác nhận thay đổi khoản vay nước ngoài; 13 hồ sơ đăng ký tài khoản truy cập trang điện tử quản lý vay trả nợ nước ngoài.

Cần tuân thủ chế độ báo cáo

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, 100% doanh nghiệp có dư nợ vay nước ngoài đã đăng ký tài khoản truy cập với Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý các tồn tại thường hay mắc phải như chậm đăng ký khoản vay trung, dài hạn với Ngân hàng Nhà nước tỉnh; chậm đăng ký khoản vay ngắn hạn được gia hạn thành trung, dài hạn với Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Một số doanh nghiệp không đăng ký thay đổi những thông tin về khoản vay đã được Ngân hàng Nhà nước tỉnh xác nhận trên văn bản xác nhận. Doanh nghiệp đến hạn trả nợ gốc và lãi nhưng chưa trả được tiền, hoặc trả tiền khác với thời gian đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước (tức là doanh nghiệp thay đổi kế hoạch trả nợ gốc và lãi), nhưng không làm thủ tục thay đổi với Ngân hàng Nhà nước tỉnh ngoại trừ các trường hợp không phải làm thủ tục thay đổi được quy định

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý thêm về vi phạm quy định về Pháp lệnh Ngoại hối và quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ VN. Bởi theo quy định, “trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối được quy định cụ thể, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI thường dùng tiền vay để thanh toán hợp đồng cho các bên cung cấp hàng hóa tại Việt Nam bằng USD, hoặc Việt Nam đồng quy đổi ra USD. Điều này không đúng quy định, vi phạm nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

Tại hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp FDI mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước tỉnh cũng đã có những chia sẻ xung quanh việc vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp khi vay vốn nước ngoài phải tuân thủ quy định chế độ báo cáo; bắt buộc các doanh nghiệp có phát sinh hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phải mở tài khoản truy cập trên trang điện tử để thực hiện nghĩa vụ báo cáo.

Riêng với các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có dư nợ vay ngắn hạn bằng tiền hoặc bằng hàng hóa, nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ báo cáo hàng tháng, cần liên hệ và đăng ký tài khoản truy cập với Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Các doanh nghiệp FDI đang có dư nợ vay trung, dài hạn theo hình thức trả chậm, mặc dù hình thức vay trả chậm (không thuộc đối tượng đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước), nhưng theo quy định doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo hàng tháng với Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Với doanh nghiệp đang có dư nợ vay trung, dài hạn (là các món vay đã được Ngân hàng Nhà nước tỉnh xác nhận đăng ký) thực hiện báo cáo theo tháng làm cơ sở cho các giao dịch rút vốn tiếp theo, trả nợ gốc và lãi với ngân hàng thương mại.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại bệnh viện Trung ương Huế
Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định

TIN MỚI

Return to top