ClockThứ Bảy, 24/09/2022 07:35

Hoàn thiện đề án tuyển sinh đại học năm 2023 theo hướng đơn giản hóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025 trở đi.

Đại học Huế tuyển sinh bổ sung hơn 3.000 chỉ tiêuXét tuyển đại học 2022: Lúng túng với phần mềm lọc ảo chungTuyển sinh ĐH 2022: Điều chỉnh để tạo thuận lợi cho trường và thí sinh

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.

Đây là một trong những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học tại văn bản số 4735/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục đại học. Văn bản vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 23/9.

Theo đó, bộ đề nghị các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và công bố kịp thời định hướng, phương hướng cho công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Riêng đối với các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên, các đơn vị cần chủ động làm việc với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị gắn kết chặt chẽ giữa năng lực đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo và đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bên cạnh vấn đề tuyển sinh, trong năm học 2022-2023, bộ cũng yêu cầu các cơ sở đào tạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học; tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng; tăng cường phát triển các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút các nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh công tác giải ngân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế…

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT

Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành bổ sung những quy định mới nhằm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình giáo dục thường xuyên THCS, THPT hiện hành và các quy định về thi, kiểm tra đánh giá có liên quan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top