ClockThứ Ba, 15/10/2019 15:50

Văn hay, chữ tốt nhờ đọc sách

TTH - Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời thông qua văn hoá đọc, Trường THCS Lý Tự Trọng (Huế) đã phát động "Tuần lễ học tập suốt đời", với chủ đề “Tự học để phát triển năng lực và phẩm chất”.

“Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”Phú Vang tổ chức lễ phát động “Tuần lễ học tập suốt đời” năm 2015

Trong thư viện Trường THCS Lý Tự Trọng luôn thu hút đông đảo học sinh

Câu chuyện học tập suốt đời của Bác Hồ qua phần kể chuyện sách “Ánh mắt Bác Hồ” do em Cẩm Tú (lớp 71) thể hiện tại buổi lễ thật sâu lắng, gợi nhớ trong mỗi người hình ảnh tấm gương học tập của Bác Hồ, toát lên nội dung: Tự học là con đường vững vàng dẫn tới thành công, HS cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học mà đọc sách là một phương pháp tự học hiệu quả nhất.

Phát triển văn hóa đọc là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Trường THCS Lý Tự Trọng, giai đoạn 2015-2020. Ngoài tuần lễ đọc sách được tổ chức quy mô, được làm mới qua từng năm, các hoạt động như triển lãm chủ đề sách, thiết kế mô hình sách, thi kể chuyện sách, bình chọn sách hay, vẽ tranh minh họa sách… đã tạo được sức hút với thầy, cô giáo, học sinh (HS) và cộng đồng trong các dịp khai giảng, hội xuân, hội trại.

Trường đã phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, dự án Sách hóa nông thôn… suốt nhiều năm qua. Sắp tới, trường mở rộng liên kết với các dự án khởi nghiệp, các NXB uy tín như NXB Trẻ, First News… để mang đến ánh sáng tinh thần qua những trang sách cho không chỉ HS mà cả phụ huynh.

Cẩm Tú tâm sự: “Em thích lúc cùng bạn bè đọc sách trên sân trường, thích đến thư viện học, đọc, xem phim, tra cứu internet, thích được thầy cô hướng dẫn tạo slide, dựng clip, ghi âm bài kể chuyện"... Tú là một HS lớn lên trong gia đình thiếu thốn, cha mẹ ít chữ. Với em, trường là ngôi nhà thứ 2, nơi em có thể tự do mơ ước trở thành người có ích cho gia đình, xã hội… mà người bạn đồng hành của em là sách. Với Tú, thư viện trường là một bầu trời mở ra cho em rất nhiều mơ ước.

Tạo một không gian sách không khó, thu hút được thầy, trò đến và gắn bó với không gian sách mới thực sự khó. Để thu hút bạn đọc, thư viện ở đây với sự trợ lực của Ban giám hiệu, đã luôn đổi mới theo hướng tiện dụng cho người sử dụng. Hiện thư viện đã áp dụng thẻ điện tử, mượn, trả sách tự động; sách báo được bổ sung liên tục. Để khai thác công năng, mùa hè thư viện vẫn mở cửa, không chỉ đón HS mà cả người dân quanh vùng. Trung bình có gần 90 người dân và HS đến thư viện đọc sách mỗi ngày, tổng lượt sách, báo phục vụ đạt 8.000 lượt trong năm 2018.

Thời đại công nghệ 4.0, công nghệ lấn át văn hóa đọc truyền thống rất lớn. Tuy nhiên, ở Trường THCS Lý Tự Trọng, mạch nguồn văn hóa đọc vẫn tồn tại theo cách riêng. Thành công này bắt nguồn ở định hướng xây dựng môi trường đọc thân thiện: Đọc trong thư viện, trên hành lang, sân trường; đọc sách kết hợp nhiều tiện ích như máy tính, màn hình rộng, website, email, sách điện tử... Sự kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân tâm huyết hay sự kết hợp trao đổi mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ... cũng là cách làm mới nhằm tạo điểm sáng, cũng như đa dạng hoá việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trường.   

Chúng tôi nhận thấy rõ tình yêu văn học nói chung, tình yêu sách nói riêng ở mỗi cô cậu HS ở đây. Ngay cả cách chọn sách, báo để đọc cũng đang “chuyên nghiệp” hơn. Các em lớp 6 tò mò trước truyện tranh, thích nghe sách đọc. Các em lớp 7 đam mê kể chuyện sách văn học, bình sách theo chủ đề. Các em lớp 8, 9 tìm mượn các tác phẩm kinh điển, sách khoa học...

Giáo viên văn ở đây nhận xét, HS có những trang văn tình cảm, có niềm tin bằng năng lực có thể vượt qua số phận, có ước muốn sống có ích. Thầy Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng chia sẻ: “Nhờ hoạt động thư viện tốt nên chất lượng học văn của trường tiến bộ rõ rệt, có đến 30% em đạt loại giỏi…”.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Cai game bằng đọc sách

Chở con gửi thư viện, hoặc nhà sách và dành thời gian đọc sách cùng con là một trong những giải pháp của nhiều phụ huynh trong dịp hè nhằm giúp con "cai nghiện" game, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Cai game bằng đọc sách
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế

TIN MỚI

Return to top