ClockThứ Ba, 18/02/2020 06:15

Ứng xử văn hóa & nét đẹp học đường

TTH - Ứng xử văn hóa là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” do Sở Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm 2018 đến nay.

“Nét đẹp văn hóa học đường”Xếp hàng đón con: Đang được nhân diệnXếp hàng đón con - dễ thôi mà!

Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học làm các sản phẩm bảo vệ môi trường

Lời chào yêu thương

Cách nay không lâu, cộng đồng mạng đã “dậy sóng” khi xem video về hình ảnh cô giáo ôm học sinh trước giờ vào lớp. Cô giáo Lê Nguyễn Thanh Phương, 44 tuổi, Trường THCS Trần Cao Vân (TP. Huế), mặc chiếc váy đen chấm bi đứng trước cửa lớp đợi học sinh. Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, 48 học sinh lớp 7/3 Trường THCS Trần Cao Vân xếp hàng ngay ngắn trước cửa. Cô Thanh Phương nở nụ cười, dang tay ôm, hoặc chạm tay với từng em. Đáp lại, các em gửi lời chào yêu thương đến cô chủ nhiệm, nhiều em còn kết hình trái tim.

Tháng 10/2109, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ bất ngờ đến thăm Trường THCS Trần Cao Vân và mong muốn dự giờ tiết học của cô Lê Nguyễn Thanh Phương. Do không có tiết học của cô Lê Nguyễn Thanh Phương vào buổi sáng nên ông Phan Ngọc Thọ đã cùng với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Tân dự giờ môn giáo dục công dân của lớp 9/7 do thầy giáo Đỗ Anh Tuấn đứng lớp. Từ năm 2018, Trường THCS Trần Cao Vân là một trong 6 trường ở Thừa Thiên Huế thực hiện dự án trường học hạnh phúc do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh kết hợp với Đại học Sư phạm Huế, Học viện ELI tổ chức.

Văn hóa chào hỏi, lễ phép, kính trên nhường dưới, gắn kết “học ăn, học nói, học gói, học mở” đang được chú trọng thực hiện và trở thành nét đẹp văn hóa học đường ở các trường học tại Thừa Thiên Huế. Điển hình như Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, Dân tộc nội trú huyện Nam Đông, huyện A Lưới, Trường THPT chuyên Quốc Học, THCS Nguyễn Tri Phương – TP. Huế, THPT Hương Trà, các trường tiểu học, THCS của TP. Huế, huyện Phú Vang, huyện A Lưới, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy ...

Xếp hàng đón con

Thị xã Hương Thủy là địa phương đầu tiên của tỉnh lan tỏa mô hình “xếp hàng đón con” và Trường tiểu học Thủy Bằng trường học đầu tiên của TX. Hương Thủy triển khai mô hình văn hóa học đường này.

Thực tế cho thấy, trước đây, do nôn nóng nên nhiều phụ huynh chen lấn, đậu đỗ xe trước cổng trường, giữa lòng lề đường, có người chạy vào cổng trường để đón con em mình dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT). Học tập mô hình “xếp hàng đón con” đã và đang lan tỏa ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trường đã phối hợp với lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân, công an xã... tổ chức kẻ vạch, vận động phụ huynh đưa, đón con dựng xe sát cổng trường, mép đường, tạo thành hàng lối ngay ngắn và phân chia từng khu vực cụ thể để tránh kẹt xe và an toàn cho cả phụ huynh, học sinh.

Trường tiểu học Thủy Bằng còn triển khai phân luồng, hướng dẫn học sinh xếp hàng ngay ngắn khi ra về. Với những học sinh đi học bằng xe đạp, các em dắt xe theo hàng, quan sát khi từ cổng trường băng qua bên kia đường. Những học sinh có phụ huynh đến đón muộn, các em tự giác đứng chờ ở những ô được ghi sẵn tên lớp, không chạy nhảy mất trật tự như trước. Một hình ảnh đẹp nơi sân trường.

UBND TP. Huế yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chủ động phối hợp với UBND các phường tăng cường công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông tại khu vực cổng trường học (đặc biệt vào thời gian cao điểm khi phụ huynh đưa, đón học sinh). Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các phụ huynh trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, trong đó chú trọng đến việc hướng dẫn phụ huynh đậu đỗ xe đúng nơi quy định. Đồng thời, đưa tiêu chí về công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông trước cổng trường học để xét thi đua hằng năm đối với các đơn vị.

Ứng xử có văn hóa

“Nét đẹp văn hóa học đường” là phong trào thi đua do Sở Giáo dục và Đào tạo phát động. Cùng với xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp; an toàn, lành mạnh - thân thiện - không bạo lực; giữ nét đẹp văn hóa học đường, là vấn đề được ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh vận động các trường nghiêm túc thực hiện mặc trang phục áo dài do Chủ tịch UBND tỉnh phát động, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt và 100% cơ sở giáo dục triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư 06/2019/TT - BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; công khai bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại bảng tin của cơ sở giáo dục; thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nội dung bộ quy tắc ứng xử trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các cơ sở giáo dục thường xuyên giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; thường xuyên tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên và nhân viên thực hiện nghiêm túc chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có lập trường vững vàng, có thái độ đúng đắn trước những dư luận trái chiều ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín quốc gia, dân tộc và sự tiến bộ của xã hội...

Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, trật tự an toàn giao thông và thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với triển khai có hiệu quả mô hình cổng trường an toàn, văn hóa xếp hàng đón con, đang được nhân rộng và tạo sự đồng thuận, sức lan tỏa cao trong toàn xã hội...

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top