ClockThứ Hai, 19/12/2016 14:01

Tập trung đầu tư cho đề án ngoại ngữ ở Huế

TTH - Quá trình chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2012-2016 và định hướng đến năm 2020”, TP. Huế là một trong những địa phương đi đầu.

Một tiết học ngoại ngữ ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Mục tiêu

với sự tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND thành phố có kế hoạch “Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn thành phố”. Mục tiêu là mở rộng quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng tiến tới đổi mới toàn diện việc học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục tiểu học và trung học cơ sở (THCS) . Để thực hiện, bước đi có tính tiên quyết là nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy, trong đó chú trọng năng lực thực hành và các kỹ năng giao tiếp cơ bản giữa người học… đảm bảo đến năm 2020. đa số học sinh tốt nghiệp THCS có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong tình huống cơ bản. 

Năm học 2015-2016, phòng GD&ĐT Huế tổ chức được 100% HS khối 3 học chương trình tiếng Anh mới của Bộ GD&ĐT; lớp 1 và 2 tiếp tục dạy theo chương trình của sở là tổ chức ở những nơi có điều kiện. Kết thúc cấp tiểu học, HS đạt trình độ tương đương cấp độ A 1 khung tham chiếu châu Âu về ngôn ngữ; bậc THCS có 60% học sinh lớp 6 học chương trình mới để có trình độ tương đương A2... 100% trường có CSVC, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đảm bảo chất lượng chuyên môn, giáo viên đạt trình độ chuẩn tối thiểu theo khung châu Âu (biết thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, có trình độ tin học, ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng).

Năm 2016-2017, mục tiêu của chương trình cao hơn khi đề ra chỉ tiêu 80% học sinh lớp 6 học ngoại ngữ chương trình hệ 10 năm, 20% trường triển khai trường học điển hình về dạy và học ngoại ngữ, 20% trường tiểu học và THCS triển khai dạy và học tiếng Anh tăng cường thời lượng 2 hoặc hơn 2 tiết/tuần, không kể chính khoá; thí điểm triển khai chương trình song ngữ tiếng Anh tại Trường tiểu học Lý Thường Kiệt…. Định hướng đến năm 2020, 100% trường tiểu học dạy chương trình tiếng Anh của Bộ từ lớp 3 đến lớp 5; 100% trường THCS dạy từ lớp 6 đến lớp  8 và 80%  ở lớp 9. Triển khai mở rộng mạng lưới trường học điển hình đạt 50%; 100% trường có dạy tiếng Anh tăng cường. Về giáo viên, có 100% có bằng B2 trở lên; 100% HS tiểu học đạt trình độ A1, 100% học sinh THCS đạt trình độ A2 (khung tham chiếu châu Âu).

Điều kiện

thành phố Huế đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng CSVC, trang thiết bị học ngoại ngữ cho các trường trên địa bàn. giai đoạn I (2016 - 2017), thành phố phối hợp với phòng GD&ĐT xây mới phòng học bộ môn tiếng Anh cho 10 trường, gồm 7 trường tiểu học và 3 trường THCS. Giai đoạn II (từ năm 2018 đến năm 2020) xây thêm tại 8 trường tiểu học và 2 trường THCS, kinh phí mỗi phòng là 500 triệu đồng. Như vậy, theo kế hoạch, riêng phần cứng về CSVC, từ năm 2016 đến hết năm 2020 thành phố Huế đầu tư 10 tỷ đồng cho mục tiêu nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ trong trường học theo đề án. Về con người, UBND thành phố yêu cầu phòng GD&ĐT bố trí đủ và có chất lượng đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình. nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên, phòng có chính sách thúc đẩy phong trào tự học tự bồi dưỡng trong giáo viên.

Tuy nhiên, trong công tác bồi dưỡng giáo viên, vẫn có khá nhiều băn khoăn. Đó là đội ngũ giáo viên tiến Anh vốn được đào tạo cho chương trình cũ, chủ yếu là ngữ pháp, quy chuẩn văn bản. Trong khi đó, chương trình mới nghiêng về nghe nói, giao tiếp. Việc phải “xoay chuyển” kiến thức vốn không dễ, nhất là với môn học ngoại ngữ, mỗi giáo viên cần có cơ hội, để trang bị thêm kiến thức. Trong dạy ngoại ngữ, ngoài phương pháp còn cần giọng chuẩn “bản xứ”, như vậy khi truyền dạy lại cho học sinh các em mới không mắc vào những lỗi “hệ thống” về phát âm trong giao tiếp. Để tháo gỡ, ngành GD&ĐT thành phố Huế chỉ đạo cho các trường tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mời giáo viên người nước ngoài (bản xứ) đến dạy, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cũng như trực tiếp đứng lớp… Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu Trung tâm hợp tác Quốc tế phối hợp với ngành tăng cường tìm kiếm các chương trình, dự án, đối tác, nguồn giáo viên tình nguyện quốc tế để tăng cường yếu tố ngôn ngữ bản xứ (tiếng Anh) cho việc xây dựng các điều kiện, nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên và HS toàn thành phố. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh đi học tập nâng cao năng lực chuyên môn ở nước ngoài.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top