ClockThứ Tư, 20/05/2020 09:54

Gấp rút hoàn thành lựa chọn Sách giáo khoa lớp 1 mới

Theo thống kê của BD-ĐT, đến ngày 15/5 đã có 30 tỉnh gửi kết quả lựa chọn sách giáo khoa về Bộ.

Các địa phương chọn từ 3 bộ SGK lớp 1 mới trở lên, không nơi nào chọn 1 bộBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa mới10 sự kiện giáo dục đáng chú ý nhất năm 2019Tăng trách nhiệm giáo viên khi sử dụng sách giáo khoa mớiCác trường chủ động chọn sách giáo khoa lớp 1

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), ngày 20/5 là ngày cuối cùng các địa phương phải công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 năm học 2020-2021, theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành và công bố kết quả lựa chọn SGK, trong số 5 bộ SGK với 46 đầu sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Ảnh minh họa

Quá trình lựa chọn SGK đã được các thầy, cô giáo thực hiện một cách nghiêm túc, bám sát các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, cũng như những tiêu chí của từng địa phương đã đưa ra. Là những người trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn SGK, cô Dương Thị Ban Mai, Trường Tiểu học Kim Đồng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và cô Bùi Thị Hồng Châu, trường tiểu học Chu Văn An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Nghiên cứu về nội dung cũng như là hình thức của từng cuốn sách, từng bộ sách của từng nhà xuất bản để nắm vững được nội dung chương trình để chuẩn bị cho các em học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 sẽ được học gì và tiếp cận như thế nào từ đó trang bị cho mình kiến thức cũng như phương pháp đáp ứng được chương trình giảng dạy đối với học sinh".

"Năm bộ sách mới so với bộ sách cũ thì từ hình thức cho tới nội dung hơn hẳn sách cũ, tại vì nhiều tranh, ảnh đẹp, cấu trúc phù hợp, cấu trúc từng bài dạy cũng phù hợp. Năm bộ sách, bộ sách nào cũng hay, nội dung phù hợp, tranh ảnh đẹp, bắt mắt. Theo tôi nghĩ học sinh sẽ thích thú học".

Ngay sau khi nhận được 5 bộ SGK, Ban giám hiệu trường tiểu học Thủ Khoa Huân, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã phân công cho từng giáo viên cũng như từng tổ bộ môn để nghiên cứu, nhằm lựa chọn được những bộ sách giáo khoa phù hợp nhất với học sinh địa phương mình.

Theo cô Nguyễn Thị Nữ, giáo viên lớp 1 của trường tiểu học Thủ Khoa Huân, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, để có lựa chọn tốt nhất, từng cuốn SGK được các thầy cô đem ra trao đổi, thảo luận: "Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục là mình sẽ nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và mình sẵn sàng để mà mình lựa chọn bộ sách đúng theo địa  phương mình phù hợp với kiến thức mà các em tiếp thu được cũng như  phương ngữ mà chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho năm học sau".

Yên Bái là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước công bố danh mục SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới được lựa chọn. Theo kết quả của các trường trong toàn tỉnh thì SGK của các môn học được lựa chọn đều có trong cả 5 bộ SGK của các Nhà xuất bản đã được Bộ Giáo dục và đào tạo thẩm định.

Không chỉ nghiên cứu các bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới bằng cách đọc, thảo luận, một số trường tiểu học của thành phố Yên Bái đã tổ chức thực nghiệm các bài học để đánh giá mức độ phù hợp của SGK đối với học sinh của địa phương mình.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết: "Hai tiêu chí rất quan trọng, thứ nhất là phù hợp với điều kiện của địa phương và thứ hai là phù hợp với các điều kiện tổ chức dạy học, trong đó quan tâm đến đối tượng học sinh. Việc nội dung, hình thức, phương thức tổ chức dạy học trong sách giáo khoa phù hợp với điều kiện của đối tượng học sinh, của giáo viên và các điều kiện khác của nhà trường để mỗi môn học chọn một đầu sách phù hợp nhất".

Theo thống kê của BD-ĐT, đến ngày 15/5 đã có 30 tỉnh gửi kết quả lựa chọn SGK về Bộ. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) nhận định, kết quả ban đầu cho thấy sự đồng đều trong chất lượng của từng cuốn SGK, sự lựa chọn của các địa phương hướng tới phù hợp với vùng, miền.

"Qua kết quả 30 tỉnh gửi về thì chúng tôi nhận thấy rằng tất cả 46 SGK lớp 1 của 9 môn học thì đều được các địa phương lựa chọn. Và trên tổng hợp chung của một tỉnh thì chúng tôi nhận thấy rằng là đều có lựa chọn sách giáo khoa của các bộ sách giáo khoa khác nhau và từ các tác giả khác nhau để phù hợp với vùng, miền. Chứng tỏ điều này là các trường và các địa phương đang thực hiện đúng theo lộ trình và đúng theo tinh thần của Thông tư 01 và định hướng của chương trình mới là một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa", ông Tài nói.

Ngay sau khi các địa phương công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa thì các nhà xuất bản và các địa phương sẽ phối hợp để lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK lớp 1 mới. Cùng với đó, các bên liên quan cũng sẽ thực hiện cam kết cung ứng đầy đủ, kịp thời SGK cho năm học 2020-2021.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Đồng hành cùng bé vào lớp 1 với bảng chữ cái Tiếng Việt tại The POET magazine

Khi trẻ chuẩn bị bước vào hành trình học tập đầy thử thách của lớp 1, việc sớm làm quen với bảng chữ cái Tiếng Việt sẽ giúp con có nền tảng tốt hơn. Nhằm hỗ trợ cha mẹ, thầy cô trong việc hướng dẫn con, The POET magazine đã ra mắt chuyên mục Học thuật đặc biệt về bảng chữ cái và những kiến thức cơ bản.

Đồng hành cùng bé vào lớp 1 với bảng chữ cái Tiếng Việt tại The POET magazine
Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo

Sáng 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

Nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy môn tích hợp, giúp giáo viên nâng cao trình độ khi tổ chức dạy học, ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức buổi tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn tích hợp.

Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

TIN MỚI

Return to top