ClockThứ Tư, 14/08/2019 09:21

A Lưới trước thềm năm học mới: Hoàn thiện mạng lưới trường, lớp

TTH - Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) A Lưới đang gấp rút hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa trường, lớp để chuẩn bị cho năm học mới 2019 - 2020.

Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp theo hướng thu gọnTín hiệu vui từ phổ cập giáo dục ở miền núi

Trường tiểu học Kim Đồng đang gấp rút hoàn thành các hạng mục trước ngày khai giảng

Đến cuối năm học 2018 - 2019, toàn huyện có 8 đơn vị trường học của cả 3 cấp học cần nâng cấp, sửa chữa do hầu hết các phòng học đều bị bong tróc vôi vữa; hệ thống tường rào, sân trường, cửa và khung sắt hư hỏng; mái nhà, cột kèo mục nát rất nguy hiểm.

Dịp hè này, ngành GD&ĐT huyện A Lưới được đầu tư trên 6 tỷ đồng để nâng cấp sửa chữa các công trình, như bếp ăn bán trú, phòng học, nhà vệ sinh, trang trí trường học, xây dựng khu vui chơi, nhà để xe cho học sinh và giáo viên… nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ giảng dạy và học tập và phục vụ kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2019.

Ngay từ đầu kỳ nghỉ, các trường đã triển khai thi công; xác định việc kêu gọi xã hội hóa ở xã vùng cao là rất khó do đời sống người dân còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp ít nên để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, các trường phải nghiên cứu chi tiêu một cách khoa học; đồng thời, vận dụng huy động ngày công từ cán bộ giáo viên (CBGV) và phụ huynh để tự làm các hạng mục nhỏ như dọn vệ sinh, chuyển đất đá, sơn tường; tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như tre, nứa, thân cây... làm các công trình nhỏ, như vườn hoa, nhà để xe...

Với cấp học mầm non, ngành chỉ đạo các trường vận dụng sự sáng tạo của CBGV tận dụng những vật dụng bỏ đi như chai nhựa, lốp xe... thiết kế thành thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ... vừa tiết kiệm vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nhờ đó, đến trước tháng 8, những đơn vị sửa chữa các hạng mục nhỏ, như: quét vôi, sơn tường; sửa cổng, hàng rào... đã hoàn thiện, sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới 2019 - 2020.

Cô giáo Cái Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng Trường mầm non A Đớt, vui mừng: “Chỉ riêng hàng rào và nhà để xe, sau khi được chỉnh trang đã giúp toàn cảnh sân trường thoáng, rộng và khang trang hơn khiến giáo viên và phụ huynh ai cũng phấn khởi”.

Riêng các trường trung học cơ sở (THCS) Hương Lâm và tiểu học (TH) Kim Đồng có kinh phí đầu tư lớn, phải tổ chức đấu thầu nên khởi công muộn hơn. Tuy nhiên, đến nay, các hạng mục nhỏ cũng đã hoàn thiện.

Đến Trường THCS Hương Lâm, đơn vị được đầu tư là 1,5 tỷ đồng, chúng tôi nhận thấy tiến độ thi công đang rất khẩn trương, ngoài những hạng mục được xây mới như phòng thực hành, phòng kỹ thuật có tổng diện tích hơn 200m2 đang được gấp rút để kịp hoàn thiện trước ngày khai giảng, khu vực bếp ăn cũng bắt đầu thi công nhưng lãnh đạo nhà trường đã có phương án yêu cầu nhà thầu bố trí thời gian thi công và sắp xếp nơi đổ vật liệu phù hợp để tránh ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của trường.

Tại Trường TH Kim Đồng, một bác thợ khẳng định: “Nền sân vừa đảm bảo độ dày, vật tư tốt và thi công cẩn thận như thế này thì không còn lo xảy ra tình trạng đọng nước khi mùa mưa tới”. Với kinh phí được đầu tư là 1,4 tỷ đồng, ngoài xây mới bếp ăn dù chưa kịp đưa vào hoạt động; nhưng các hạng mục khác như: sơn, thay cửa gỗ cho 16 phòng học của 2 khối nhà 2 tầng đã tươm tất.

Thầy giáo Nguyễn Đình Phú, Hiệu trưởng Trường THCS Hương Lâm, bày tỏ: “Kể từ năm học này, thầy trò chúng tôi đã chấm dứt tình trạng vừa học vừa sợ các mảng vôi trên tường rơi xuống. Sân trường được sửa sang cẩn thận vừa đẹp vừa khiến ai cũng phấn khởi”.

Đến nay, ngành giáo dục A Lưới đã có 24/48 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu năm học 2019-2020, có thêm 6 trường nữa đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình của huyện đề ra là các trường MN Hồng Trung, MN A Đớt, MN Đông Sơn, TH Hồng Bắc, TH Hương Lâm, THCS Lê Lợi.

Thầy giáo Trần Duy Nguyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo A Lưới, khẳng định: “CSVC trường lớp ở A Lưới đang ngày một ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn từng, bước đáp ứng nhu cầu phòng học để sớm đạt mục tiêu 100% học sinh cấp tiểu học được học 2 buổi/ngày."

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết

Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã lên kế hoạch, sẵn sàng các phương án cần thiết nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân trên địa bàn thành phố trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết
Báu vật của núi rừng A Lưới

Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là “ngọn lửa” thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.

Báu vật của núi rừng A Lưới
A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường

Đó là yêu cầu của UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu tại buổi làm việc với Huyện ủy, UBND, các phòng, ban, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn của huyện A Lưới​ ngày 21/1 về công tác chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Tỵ, giảm nghèo bền vững và một số vấn đề nổi lên trên địa bàn huyện đầu năm 2025.

A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường
Xuân mới trên non cao

Mùa xuân đầu tiên thoát khỏi huyện nghèo, người dân A Lưới phấn khởi hòa mình tham gia các hoạt động lễ hội trong tình đoàn kết, sẻ chia. Cùng với giữ gìn các giá trị văn hóa bản sắc, chính quyền địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm số lượng hộ nghèo, phát triển các mô hình sinh kế, nâng cao đời sống dân sinh.

Xuân mới trên non cao

TIN MỚI

Return to top