ClockThứ Sáu, 24/09/2021 14:53

Nan giải bảo hiểm y tế học sinh ở vùng cao

TTH - Vẫn còn hơn 1.000 học sinh ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới chưa mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh. Nguyên nhân, do đời sống của nhiều gia đình gặp khó khăn, nhất là năm đầu tiên chính sách về BHYT áp dụng với các xã đạt chuẩn nông thôn mới ở hai huyện này.

Bảo hiểm dành cho y tế học sinh và sinh viên: Mùa dịch vượt khóĐảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế

Một tiết học của học sinh A Lưới sau ngày khai giảng

Chuyện 2 học sinh Trường tiểu học Thượng Lộ (Nam Đông) bị gãy tay sau ngày khai giảng khiến nhà trường rất lo lắng, khi bố mẹ chưa mua thẻ BHYT cho các em. Thầy giáo Nguyễn Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thượng Lộ lý giải: Trước đây, học sinh được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Tuy nhiên, khi Thượng Lộ trở thành xã nông thôn mới, người dân phải chuyển sang mua thẻ BHYT hộ gia đình. Toàn trường có 144 học sinh, trong đó, 17 em hộ nghèo, cận nghèo được cấp BHYT, vẫn còn 52 em chưa tham gia BHYT. Tôi hiểu được nỗi lo của thầy Hương khi thể trạng của học sinh miền núi không tốt, hay đau ốm, nếu chẳng may nằm viện thì không  biết phải bấu víu vào đâu, khi nhiều phụ huynh khoán trắng cho nhà trường.

Từ ngày 1/7/2021, hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới có khoảng 7.000 người dân không nằm trong danh sách được Chính phủ phê duyệt cấp thẻ BHYT miễn phí khi trở thành xã nông thôn mới. Thế nên, một số xã gặp khó khăn trong việc mua BHYT cho trẻ.  Điều kiện kinh tế, thu nhập của phụ huynh còn có khó khăn; thời gian triển khai BHYT học sinh đầu năm học mới, có nhiều khoản đóng góp nên phụ huynh phải lựa chọn và dành cho các khoản đóng góp khác. Thực tế, một số hộ ở các xã ra khỏi vùng khó khăn vẫn còn khó khăn nên không tham gia BHYT. Hơn nữa, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết BHYT học sinh là hình thức bắt buộc. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở một số trường học chưa hiệu quả, khám, chữa bệnh ở một số trạm y tế xã, phường chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh.

Tính đến ngày 10/9, nhiều xã có tỷ lệ người dân tham gia BHYT thấp như 2 xã A Ngo và Phú Vinh (A Lưới) mới  đạt 11, 31%; 4  xã gồm Thượng  Quảng,  Thượng  Nhật,  Thượng Lộ và Hương  Sơn (Nam Đông) đạt 46,7%. Trong đó, có hơn 1.000 học sinh của hai huyện Nam Đông và A Lưới chưa tham gia BHYT.

Lường trước những khó khăn của học sinh khi chưa có thẻ BHYT, cô giáo Võ Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học A Ngo (A Lưới) trăn trở, nhiều em không phải hộ nghèo, cận nghèo nhưng bố mẹ cũng khó khăn. Đầu năm, họ phải mua sách giáo khoa cho con, đồ dùng học tập cộng thêm tiền BHYT ngót nghét cũng mất cả triệu bạc. Thế nên, từ trong hè, nhà trường đã tìm đến các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện để xin sách vở, BHYT cho một số học sinh. Riêng trường hợp nào quá khó khăn, giáo viên trong trường sẽ cố gắng đóng góp để hỗ trợ các em.

Mỗi khi học sinh không có thẻ BHYT, dẫn đến việc có nguy cơ bỏ học cao, nhất là ốm đau, bệnh tật kéo dài. Để đảm bảo 100% học sinh có BHYT không còn cách nào khác là phải tăng cường tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức và huy động mọi nguồn lực để bà con tham gia BHYT. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông Lại Quốc Trình cho hay: “Giáo viên rất vất vả khi đến từng nhà để vận động phụ huynh mua thẻ BHYT cho con. Các cô phải tranh thủ buổi tối đến tận nhà để tuyên truyền. Thường thì phụ huynh mua thẻ BHYT học sinh cho con từ 3 đến 6 tháng khi không đủ khả năng về tài chính. Thậm chí, có giáo viên cho phụ huynh mượn tiền để kịp thời nối thẻ. Ngoài ra, các trường còn bố trí một cán bộ giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và học sinh trong quá trình tham gia BHYT để giúp họ tin tưởng.

Quyết định số 861 đã làm thay đổi một số chính sách dành cho vùng khó khăn. Thế nên, công tác truyền thông cũng phải thay đổi để phù hợp với đặc thù của từng nhóm đối tượng, từng khu vực. Cùng với đó, huy động các nguồn lực xã hội, nhà hảo tâm tặng thẻ BHYT cho những gia đình không có khả năng về tài chính để đảm bảo sức khỏe cho các em cũng như đạt kế hoạch 100% học sinh có thẻ BHYT.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên

TIN MỚI

Return to top