ClockThứ Sáu, 30/03/2018 14:40

Học ngoại ngữ không nhất thiết phải có “thầy ngoại”

TTH - Đã có ý kiến cho rằng, đề án dạy và học ngoại ngữ cần tăng cường giáo viên người nước ngoài về dạy tại các trường.

Đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dânĐối mặt với khó khăn ngoại ngữTai nghe giúp nói chuyện với người nước ngoài không cần biết ngoại ngữTạm dừng cấp chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ đối với một loạt trường đại họcTạm dừng tổ chức thi cấp chứng chỉ Năng lực ngoại ngữ ngoài nhà trường

Sính “thầy ngoại”

Xuất phát từ ý tưởng học ngoại ngữ phải có thầy nước ngoài để nâng cao trình độ lan rộng vào trường học, không ít phụ huynh chạy đôn, chạy đáo tìm các trung tâm có người nước ngoài giảng dạy với mức học phí khá cao để đưa con đến học. Nhiều cô cậu bé mới học tiểu học đã được bố mẹ đưa đến các trung tâm Anh ngữ, cốt để được tiếp xúc, trò chuyện với "thầy Tây". Đánh vào tâm lý của phụ huynh, ngoài những giờ học chính khóa, nhiều trung tâm đã "khuyến mãi" thêm cho các em những buổi giao lưu với người nước ngoài. Tiếng lành đồn xa, nhiều trung tâm ngoại ngữ làm ăn phát đạt chỉ vì có nhiều giáo viên, tình nguyện viên người nước ngoài tiếp xúc với các em.

Nhiều phụ huynh có điều kiện hơn thì mời hẳn thầy nước ngoài về dạy tại nhà, bất kể họ đang làm nghề gì. Chị Lê Thị Hằng, làm nghề kinh doanh đồ điện ở đường Trần Phú (TP. Huế), kể: Tôi có nguyện vọng cho con du học nên tìm người nước ngoài về dạy tiếng Anh tại nhà. Mỗi tuần học hai buổi với mức học phí 7 triệu đồng/tháng nhưng tôi thấy con không mấy tiến bộ. Cháu cứ bảo thầy phát âm rất khó nghe nên sau 8 tháng theo đuổi, tôi phải cho con nghỉ học”.

Trò chuyện với cô bé nhà chị, tôi phát hiện, người mẹ quá nôn nóng, cứ muốn con nói tiếng Anh như gió trong thời gian ngắn nhất. Chị không hiểu rằng, con chị đang thiếu tự tin và không đủ vốn từ, văn phạm để học giao tiếp với “thầy ngoại”. Hơn nữa, những người đến dạy tại nhà đều không phải là người bản xứ. Họ có thể là người Pháp, Canada, Singapo, Úc… sang Huế học tập và làm việc. Họ giao tiếp bằng tiếng Anh, phụ huynh lại không thẩm tra kỹ lưỡng dẫn đến bỏ ra một khoản tiền mà hiệu quả không cao.

Nguyện vọng học ngoại ngữ với người nước ngoài không có gì sai, nhưng không phải ai hay chương trình nào cũng có điều kiện thực hiện, chưa kể, một số dự án còn phải "liệu cơm, gắp mắm". Cụ thể, đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2012 -2017 được UBND tỉnh cấp kinh phí trên 41,6 tỷ đồng, cộng thêm nguồn xã hội hóa ở các địa phương nhưng vẫn phải chi tiêu "dè sẻn". Từ đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất đến xây dựng trường điển hình dạy và học ngọai ngữ, chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh... phải được tính toán. Thế nên, xây dựng đội ngũ giáo viên nước ngoài vào dạy ngoại ngữ ở trường học trong giai đoạn này là chưa hợp lý.

Nhiều cách

Không phải cứ có "thầy ngoại" dạy ngoại ngữ, học sinh mới nâng cao khả năng nghe, nói. Quan trọng nhất vẫn là ở ý chí, niềm đam mê của chính người học. Nếu chỉ chăm chăm chờ trợ lực từ bên ngoài mà bản thân không say mê, kiên trì thì kkhó học tốt ngoại ngữ.

Cuộc thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh mới đây cho thấy, rất nhiều học sinh nông thôn nói lưu loát tiếng Anh. Bất ngờ hơn khi các em không có điều kiện “lên phố” tham gia các khóa học ở các trung tâm ngoại ngữ có uy tín với đội ngũ giáo viên nước ngoài giảng dạy. Các em biết tận dụng tất cả mọi cơ hội để rèn luyện vốn ngoại ngữ của mình. Em Nguyễn Thị Mỹ Dung, học sinh Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc), vừa đạt giải Ba hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh cho biết: "Em không có điều kiện học ngoại ngữ ở các trung tâm nên em cố gắng nắm chắc văn phạm và từ vựng tiếng Anh ở trên lớp. Em kết nối với nhiều bạn qua mạng internet và có thể trò chuyện bằng tiếng Anh hàng ngày”.

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức các cuộc thi về tiếng Anh trên mạng, nhiều trường tự thành lập những câu lạc bộ tiếng Anh, Pháp... để các em có môi trường rèn luyện. Cô giáo Mai Thị Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương (TP. Huế), cho biết: Câu lạc bộ tiếng Anh trong trường được tổ chức khá hiệu quả. Các em biết tận dụng lợi thế công nghệ khi kết nối với bạn bè ở các nước qua skype để trò chuyện. Nhiều em tìm những bài báo bằng tiếng nước ngoài trên mạng internet để chia sẻ thông tin cho các bạn. Thậm chí, điện thoại thông minh được tận dụng hiệu quả khi các em sử dụng vào việc nghe nhạc, nghe đài bằng ngoại ngữ...

Để luyện ngoại ngữ, không có cách nào khác là phải giao tiếp. Thành lập những câu lạc bộ ngoại ngữ là một ý tưởng hợp lý. Một cuộc dạo chơi “săn Tây”, hay đơn giản chỉ là một nhóm bạn cùng muốn trau dồi vốn ngoại ngữ, cùng luyện tập giao tiếp cũng là điều nên làm. Học ngôn ngữ nước ngoài phải áp dụng biện pháp “mưa dầm, thấm lâu”. Việc sắp xếp lịch học ổn định và đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài là cần thiết.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Học mà chơi, chơi mà học

Là một trong những trường mầm non (MN) tư thục đóng trên địa bàn phường Phước Vĩnh, TP. Huế, Trường MN Bích Trúc trở thành nơi nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ ngoài công lập đạt chất lượng và được phụ huynh tin tưởng gửi con em vào học.

Học mà chơi, chơi mà học
Học cách thoát... nghèo

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) TP. Huế đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề; qua đó giúp người nghèo có nghề nghiệp nhằm cải thiện kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Học cách thoát  nghèo
Tiểu thương Đông Ba và chuyện học ngoại ngữ

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm du lịch địa phương, nâng cấp và tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Một trong những yếu tố quan trọng khác cần tập trung là nâng cao năng lực ngoại ngữ cho nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại tỉnh nhà. Trong bối cảnh này, tiểu thương ở chợ Đông Ba, một trong những chợ nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, đang dần nhận ra tầm quan trọng và lợi ích của việc học ngoại ngữ.

Tiểu thương Đông Ba và chuyện học ngoại ngữ

TIN MỚI

Return to top