ClockThứ Hai, 23/09/2019 05:30
Trách nhiệm của người trẻ khi tham gia mạng xã hội

Sinh viên cần khéo léo

TTH - Sử dụng mạng xã hội (MXH) đúng cách không chỉ bổ trợ cho việc học mà mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải sinh viên (SV) nào cũng biết cách dùng MXH hiệu quả.

Facebook thừa nhận muốn ẩn số lượng Like dưới bài đăng

 Sinh viên Trường ĐH Sư phạm thông qua các cộng đồng trên mạng xã hội để học tập (Ảnh minh họa)

Trăn trở

Làm một cuộc khảo sát nhỏ ở Huế, hơn 90% SV được hỏi khẳng định có sử dụng các MXH, như facebook, zalo, viber, google+… và không ít ý kiến thừa nhận “nghiện” MXH, thậm chí nhiều trường hợp dùng đến hơn 5 tiếng mỗi ngày nên ảnh hưởng việc học. “Bạn bè em đi cà phê, đi ăn hay làm việc gì cũng mỗi đứa một chiếc smartphone lướt facebook”, Minh Châu, SV Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế kể.

Trên thực tế, cách sử dụng MXH của một bộ phận SV vẫn còn nhiều vấn đề đáng trăn trở, nhất là văn hóa, ứng xử trên MXH. Anh Bùi Hữu Hùng, Bí thư Đoàn Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế cho rằng, có một bộ phận SV ý thức chưa cao trong việc sử dụng MXH, điển hình nhất là các hoạt động tập thể, thông tin của nhà trường cần SV đóng góp ý kiến thì rất ít trường hợp tham gia, nhưng các vấn đề cá nhân thì rất nhiều SV bình luận, chia sẻ. Mặt khác, có một số vấn đề bức xúc, chưa kiểm chứng thông tin, nhiều SV đã vội vàng đăng facebook phê phán, bình luận và có những ngôn từ thiếu chuẩn mực.

TS. Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội SV ĐH Huế trăn trở, đáng lo nhất là thực trạng một số SV hiểu sai các vấn đề, dẫn đến việc like (thích) và chia sẻ những thông tin gây tranh cãi, thậm chí trong đó có những bài viết đi ngược với chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên MXH, trong khi đây là kênh thông tin lan truyền rất nhanh.

Hiện nay, để đẩy nhanh tốc độ trong giao tiếp văn bản, nhiều học sinh, SV rất hay sử dụng các kiểu/loại ngôn ngữ riêng mà giới trẻ sáng tạo ra và sử dụng làm công cụ giao tiếp trên MXH. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đó là thứ ngôn ngữ xa lạ với tiếng phổ thông, thậm chí là làm mất đi sự trong sáng, cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.

Định hướng sinh viên

Nguyễn Xuân Quý, SV Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế - người thường xuyên giành giải cao trong các kỳ thi Olympic toán học SV – học sinh toàn quốc tiết lộ: “Em thường vào facebook để kết nối với các chuyên gia, cộng đồng những người giàu kinh nghiệm toán học để xin trao đổi và học từ họ, trong đó có các chuyên gia nước ngoài. MXH với tính chất phi không gian giúp kết nối những người cùng đam mê nên rất tiện lợi”.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” vào tháng 12/2018, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận thực trạng SV dành quá nhiều thời gian sử dụng internet, game online, MXH nên ngại tham gia hoạt động đoàn thể, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống.

Hiện nay, smartphone trở nên phổ biến và theo các nghiên cứu trong nước, việc dùng MXH trong giới trẻ, nhất là trong đối tượng học sinh, SV có xu hướng tăng. Sử dụng MXH không ai cấm, nhưng người dùng trong đó có học sinh, SV cần ý thức và có trách nhiệm trong việc sử dụng MXH, nhất là tránh những vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng. Ngoài ra, theo anh Trương Thanh Hùng, đồng sáng lập/CEO của FiNNO Group, Cố vấn chiến lược Công ty Dịch vụ & Công nghệ HomePlus, MXH cũng là kênh để nhà tuyển dụng tham khảo đánh giá ứng viên, cần biết cách sử dụng công cụ đó hợp lý.

Ngoài vai trò tự nhận thức của người sử dụng, rất cần sự định hướng từ phía nhà trường. Lâu nay, đa phần các trường mới chỉ trao đổi các vấn đề này thông qua tuần sinh hoạt công dân, một số hoạt động gặp gỡ SV. Vì thế, rất cần mở ra thêm các diễn đàn, kênh định hướng SV từ cấp trường đến cấp lớp, tổ chức các sinh hoạt chuyên đề toàn trường hay lồng ghép định hướng trong các đợt sinh hoạt lớp với giảng viên cố vấn, giảng viên chủ nhiệm.

Theo một cán bộ của ĐH Huế, trước những vấn đề nổi cộm, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình chính trị - xã hội, ĐH Huế và các trường cần nắm bắt và có những định hướng kịp thời, tránh thông tin xấu, thiếu chính xác lan truyền trên MXH.

Thuận lợi các trường có nhiều câu lạc bộ, đội nhóm dưới sự quản lý của Đoàn Thanh niên – Hội SV, thường xuyên có những sinh hoạt định kỳ. Theo TS. Nguyễn Văn Quang, các Đoàn – Hội cần tạo ra nhiều hơn những hoạt động định hướng cho SV sử dụng MXH trong giai đoạn hiện nay, bao gồm cả văn hóa ứng xử trên MXH, biết cách sử dụng MXH để thể hiện tình yêu quê hương, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm và cống hiến

“Nhiều thanh niên đã tự nguyện viết đơn tình nguyện nhập ngũ để sẵn sàng bảo vệ quê hương, đất nước. Đây không chỉ là truyền thống quê hương, mà còn là sự lan tỏa từ mô hình “Dòng họ không có người vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự” (NVQS) trên địa bàn huyện”, Trung tá Nguyễn Mạnh Tuấn, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Điền khẳng định.

Trách nhiệm và cống hiến
Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

TIN MỚI

Return to top