ClockChủ Nhật, 19/05/2024 16:10

Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” và cuộc “Gặp gỡ Nghệ thuật Truyền thống”

TTH.VN - Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Đoàn Nghệ thuật Dân gian "Sae Nyuk" sẽ đại diện cho Hàn Quốc tham gia với chủ đề “Gặp gỡ Nghệ thuật Truyền thống”.
 Âm nhạc truyền thống Pangut với sự kết hợp của nhảy múa, ca hát, nhạc cụ gõ 

“Xứ sở Kim Chi” luôn làm du khách nước ngoài bất ngờ với nền văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Ở quốc gia này có những loại hình nghệ thuật truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc. Họ có nhiều tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp với mục tiêu bảo tồn, quảng bá và phát triển sự tuyệt vời của văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc đến với công chúng trong nước và các quốc gia khác trên thế giới.

Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” được thành lập vào năm 2016 và đặt trụ sở tại Chungcheongnam-do, một thành phố mang trong mình bề dày lịch sử và văn hóa phong phú liên quan đến Vương quốc cổ Baekje ở miền Trung Hàn Quốc. Gồm khoảng 40 thành viên, Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” có mục tiêu quảng bá “sức hấp dẫn” và “sự xuất sắc” của nghệ thuật dân gian Hàn Quốc.

Tiết mục múa truyền thống Hàn Quốc của Đoàn Nghệ thuật Dân gian "Sae Nyuk"

Họ là một tổ chức nghệ thuật toàn diện giới thiệu đồng thời nhiều hình thức của nghệ thuật dân gian Hàn Quốc và nhạc cụ truyền thống. Nhóm biểu diễn khoảng 50 lần mỗi năm, mang đến các tiết mục đa dạng như nhảy múa, ca hát, nhạc cụ gõ, và diễn xuất. Họ cũng cam kết kế thừa và làm sống lại các hình thức nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, điều chỉnh chúng phù hợp với thị hiếu khán giả đương đại.

Trước đó, Đoàn Nghệ thuật Dân gian “Sae Nyuk” từng đại diện cho Hàn Quốc trong các buổi biểu diễn trên toàn thế giới, bao gồm các quốc gia như Đức, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Uzbekistan, và Nga. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Hàn Quốc đã nhận được sự ca ngợi đáng kể trên toàn cầu và đã được công nhận về giá trị nghệ thuật thông qua các buổi biểu diễn nhạc cụ, nhảy múa, và pungmul (âm nhạc trống truyền thống Hàn Quốc), bao gồm thể loại Pansori đặc trưng (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể).

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

Theo số liệu chính thức vừa được Bộ Nội vụ Hàn Quốc công bố ngày 24/12, Hàn Quốc đã chính thức trở thành “xã hội siêu già” khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động.

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”
Nguyễn Ngọc Phôn với áo dài ngũ thân đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại Seoul - Hàn Quốc

Ngày 24/12, Viện Nghiên cứu Văn hóa Truyền thống Hàn Quốc & ORIHERI cho biết, đại diện đến từ TP. Huế - Nguyễn Ngọc Phôn (23 Tuổi, Công ty TNHH DV & TM Thêu May Đoan Trang) vừa vượt qua hơn 2.000 thí sinh trên thế giới đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại World Grand Prix Supreme model contest and Seoul Beauty Fashion Festival (Người mẫu vô địch thế giới và Lễ hội thời trang làm đẹp tại Seoul - Hàn Quốc 2024).

Nguyễn Ngọc Phôn với áo dài ngũ thân đoạt giải Ba Giải thưởng người mẫu xuất sắc tại Seoul - Hàn Quốc
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

TIN MỚI

Return to top