ClockThứ Bảy, 01/04/2023 10:54

Nhìn nhận điểm nghẽn để khắc phục

TTH - Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, du lịch Thừa Thiên Huế đứng trước những thách thức cho giai đoạn phát triển mới vì còn nhiều điểm nghẽn. Chỉ khi những điểm nghẽn đó được đánh giá đúng và có những giải pháp “thông tuyến” hợp lý thì du lịch Cố đô mới có thể đạt mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Nhà vệ sinh cho du kháchChỉnh trang hạ tầng đón khách du lịch biểnMột ngày & 500 ngàn đồng

leftcenterrightdel
Huế trong mắt du khách là thành phố yên bình 

Hướng dẫn viên Hồ Thị Cẩm Hiền:

Đối tác hỏi du lịch Huế có gì mới không?

Du lịch đang dần trở lại bình thường như thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh. Đó là thực tế rất vui cho ngành du lịch nói chung và mỗi một hướng dẫn viên nói riêng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, đi cùng sự phục hồi đó, các đối tác ở hai đầu TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh luôn hỏi rằng, “Huế có gì mới không?”. Có thể các đối tác chưa nắm hết các dịch vụ mới khai thác ở Thừa Thiên Huế. Nhưng nhìn vào thực tế và cách nhìn nhận về điểm đến của đối tác, thì phải chăng đây lại là mối nguy cho du lịch Thừa Thiên Huế, khi mà các điểm đến thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế đã quá quen thuộc.

Thừa Thiên Huế có nhiều giá trị lịch sử. Bên cạnh những giá trị liên quan các đời vua, chúa nhà Nguyễn, còn có hệ thống di tích lịch sử kiến trúc, cách mạng, văn hóa làng xã... cần được khai thác tốt hơn.

Ông Lê Hữu Minh, nguyên Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng nhóm tư vấn Hiệp hội Du lịch:

Cẩn trọng với hiệu ứng thông tin đến Huế không có gì?

Cuối năm 2022, câu chuyện được trao đổi nhiều là khách Thái Lan đến Huế không vào tham quan Đại Nội. Hiện nay, có dấu hiệu tương tự đối với dòng khách Hàn Quốc. Cách đây không lâu, tôi vô tình đứng cạnh hai hướng dẫn viên tiếng Hàn và nghe được thông tin rằng, phía doanh nghiệp yêu cầu khi đưa khách ra Huế sẽ không vào Đại Nội nữa, mà đi tour xích lô để thay thế. Lý do mà hai hướng dẫn viên này thông tin tương tự như khách Thái Lan, là điện Thái Hòa đang trùng tu, giá vé không thay đổi, bên trong Đại Nội không có gì nổi bật.

Từ thực tế đó để thấy, cách giải quyết về những dịch vụ để thu hút khách chưa được thực hiện tốt. Điều nguy hiểm hơn ở đây là hiệu ứng về thông tin rằng “trong Đại Nội không có gì, hay đến Huế không có gì”. Từ một, đến hai, nếu không có giải pháp giải quyết “khủng hoảng thông tin” thì nguy cơ rất dễ lan rộng ra thêm các thị trường khách khác.

Xác định thị trường khách rất quan trọng, nhưng hiện nay chúng ta còn khá lúng túng. Tôi thấy ngành du lịch khá là nóng ruột và tham gia xúc tiến các thị trường khách mới, trong đó có Ấn Độ. Điều này cần cân nhắc lại. Khi đẩy mạnh khai thác thị trường mới nào đó, nếu chưa có sự chuẩn bị tốt thì khó khai thác được. Hiện cơ sở vật chất, dịch vụ để đón khách Ấn Độ ở Huế vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trong năm 2023, du lịch Cố đô nên tập trung cho khách nội địa và một số thị trường truyền thống, như Hàn Quốc, Thái Lan, Đông Nam Á, châu Âu, châu Mỹ.

Ông Đỗ Ngọc Cơ, Giám đốc Công ty Công ty TNHH Du lịch Xanh Việt, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh:

Bổ sung thêm các dịch vụ mà du khách đang cần

Hiện nay, du lịch “check-in”, vui chơi giải trí, du lịch sức khỏe và nghỉ dưỡng lên ngôi, trong khi Thừa Thiên Huế vẫn dựa vào hệ thống di tích, không có những đột phá mới trong sản phẩm. Kể cả những dòng sản phẩm mang tính giải trí đáp ứng nhu cầu của khách châu Á và nội địa; hay những sản phẩm chiều sâu về văn hóa đáp ứng nhu cầu khách châu Âu – Bắc Mỹ.

Huế chưa thu hút được các tập đoàn kinh doanh du lịch lớn như Sungroup, Vingroup. Hiện nay, hầu như trên cả nước, điểm đến nào có mặt của hai nhà đầu tư lớn này thì ở đó lúc nào cũng thu hút khách châu Á và nội địa.

Vì vậy, cần bổ sung thêm các dịch vụ, các loại hình du lịch mà du khách “đang cần” chứ không phải chào bán cái ta “đang có”. Nhất là các điểm tham quan di tích lịch sử, văn hóa như Đại Nội và các lăng tẩm. Ngoài những cái đã có, các điểm di tích cũng nên tạo nhưng góc chụp hình “check-in” theo chủ đề, hay xu hướng vì đó là những thứ mà khách du lịch đang rất thích.

Chính quyền có cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích người dân và các nhà đầu tư tạo ra các không gian văn hóa đặc trưng của Huế để du khách trải nghiệm. Hiện nay, loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa Huế có, nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng, chuyên nghiệp.

Ông Lecluse Philippe, Tổng quản lý Khách sạn Indochine Palace:

Huế là viên ngọc sáng của Việt Nam nếu khai thác tốt

Tôi đã nhận công tác ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi luôn đặt mình là du khách khi đến mỗi vùng đất mới để đánh giá khách quan các yếu tố. Ở góc nhìn là một du khách, Huế là điểm đến an toàn và thân thiện hàng đầu thế giới; điểm đến yên bình, cổ kính và người dân rất hiếu khách. Huế luôn tạo ra cảm giác là một “viên ngọc” quý của du lịch Việt Nam, chỉ là chưa được tỏa sáng đúng mức.

Kinh thành Huế (Đại Nội) là tòa kiến trúc cổ đại nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các di tích cần sớm được trùng tu tổng thể, trở thành điểm đến nổi tiếng đúng với vị thế. Tất cả các dịch vụ cần nâng tiêu chuẩn thành dịch vụ 5 sao. Rất nhiều khách quốc tế lên kế hoạch đến Việt Nam với mong muốn được sử dụng dịch vụ 5 sao và trải nghiệm các nghi lễ truyền thống của địa phương. Tôi nhận thấy, bất kỳ nét văn hóa, nghi lễ nào ở Huế cũng có thể thu hút được khách quốc tế. Cùng với đó, cần tận dụng dòng sông Hương để phát triển, vì đây là dòng sông đẹp thuộc vào hàng đầu thế giới.

Du khách quốc tế rất quan tâm đến môi trường. Do vậy, đường phố, di tích, sông Hương cần luôn được giữ gìn sạch sẽ.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đón chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP. Huế năm 2025

Sáng 1/1, Sở Du lịch TP. Huế chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài, Cảng HKQT Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế, Pacific Airlines tổ chức chương trình chào mừng chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP. Huế năm 2025. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đón chuyến bay và những du khách đầu tiên đến TP Huế năm 2025

TIN MỚI

Return to top