ClockThứ Ba, 12/02/2019 06:45

Liên kết phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên

TTH - Hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên được tổ chức tại TP. Huế trong ngày 15 - 16/2/2019 là sự kiện để các địa phương đánh giá lại tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch; qua đó, định hướng và đưa ra giải pháp phát triển có tính liên vùng.

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh liên kết du lịch trong và ngoài nướcLiên kết vùng để tăng cường khả năng thu hút kháchLiên kết và đầu tư các dịch vụ chất lượng caoLiên kết để phát triển du lịch Bình - Trị - Thiên

Du khách đến Huế bằng tàu biển

Chiếm hơn 60% lượng khách của cả nước 

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những năm qua, du lịch miền Trung - Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả, cụ thể năm 2018 tổng lượng khách đến cả khu vực đạt khoảng 56 triệu lượt, chiếm hơn 60% lượng khách của cả nước; trong đó, khách quốc tế chiếm 54,4%. Ngành du lịch đã giải quyết việc làm cho hơn 180.000 lao động.

Đánh giá chung, du lịch miền Trung - Tây Nguyên thời gian qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thể hiện qua việc khai thác thô tài nguyên du lịch; sản phẩm du lịch khá đơn điệu và trùng lặp ở nhiều địa phương; thiếu dịch vụ đi kèm, hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, giao thông, phương tiện vận chuyển khách, xúc tiến quảng bá du lịch còn yếu… Hiệu quả của hoạt động phát triển du lịch, nhất là về thu nhập và tạo việc làm cho xã hội còn hạn chế, cụ thể tổng thu nhập từ du lịch toàn khu vực đạt 116.000 tỷ đồng trong năm 2018, chỉ chiếm 18,75% so với cả nước (620.000 tỷ đồng).

Xét về lợi thế cạnh tranh của các địa phương miền Trung - Tây Nguyên, khu vực đang hội tụ nhiều tiềm năng và thế mạnh nổi bật về du lịch, tập trung nhiều di sản thế giới; có du lịch biển đảo, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển; có di sản, nhất là di sản văn hóa; có đồi núi đa dạng, phù hợp với phát triển du lịch sinh thái; đặc biệt, địa bàn có vai trò quan trọng trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước, một trong những địa bàn kinh tế trọng điểm của đất nước, có nhiều cảng biển, cảng hàng không, cửa tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang kinh tế - du lịch Đông Tây (WEC), nối với đường hàng hải quốc tế...

Huế là điểm đến quan trọng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Một góc TP. Huế nhìn từ trên cao) Ảnh: Văn Đình Huy

Lãnh đạo UBND tỉnh đánh giá, hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên được tổ chức tại Huế lần này là thời điểm để các địa phương cùng đánh giá lại, xây dựng chiến lược phát triển ngành kinh tế du lịch, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhanh và bền vững; xây dựng mối liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng để nắm bắt các cơ hội phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm đưa vùng trở thành trung tâm du lịch hàng đầu châu Á, điểm đến đầu tư an toàn hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tại hội nghị, các địa phương đặt mục tiêu thông qua chiến lược phát triển du lịch vùng nhanh và bền vững, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển trên cơ sở phát huy tối ưu các giá trị tài nguyên, giá trị di sản, văn hóa dân tộc; khuyến khích phát triển du lịch xanh, du lịch sáng tạo, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; phát triển đồng thời du lịch biển đảo, đồi núi, du lịch di sản văn hóa, du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch biển đảo (vùng Duyên hải miền Trung), đồi núi (Tây Nguyên) làm mũi nhọn và du lịch di sản văn hóa làm trọng tâm; phát triển du lịch chuyển từ “điểm” (từng địa phương) sang “vùng” và “khu vực”, từ “số lượng” sang “chất lượng”, phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp...

Cơ hội cho Huế

Hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên có sự tham gia của gần 600 đại biểu, gồm lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 14 tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) và 5 tỉnh Tây Nguyên; hơn 40 cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, 36 tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong nước và nước ngoài.

Tại buổi làm việc với Ban tổ chức Hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, đây là sự kiện lớn đầu năm mới 2019, với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; nhiều khách quốc tế cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, vì thế là cơ hội để Huế quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư hơn nữa ở lĩnh vực du lịch.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch thông tin, ngành du lịch đã xây dựng nhiều tour tuyến, chương trình tham quan cho các đại biểu tham gia hội nghị; đặc biệt sẽ có hai tour tham quan các điểm phát triển du lịch trọng điểm của Huế để các doanh nghiệp thấy tiềm năng, thế mạnh của Huế, qua đó quyết định đầu tư; tour thứ hai là tham quan, trải nghiệm và khám phá Huế bằng những sản phẩm đã khai thác tốt lâu nay, qua đó, tăng khả năng quảng bá hình ảnh cho Huế… Đây cũng là cơ hội để Huế thúc đẩy phát triển du lịch MICE (du lịch hội nghị, sự kiện), một loại hình du lịch chưa được khai thác tốt thời gian qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định, Trưởng ban tổ chức Hội nghị phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên cho biết thêm, ngoài hội nghị, một hoạt động quan trọng khác là Gala Dinner có chủ đề “Huế - kinh đô Ẩm thực”. Tiệc chiêu đãi này được đầu tư rất công phu, với những món ăn nổi tiếng, độc đáo từ hoàng cung đến dân gian, thể hiện văn hóa ẩm thực đặc trưng của Huế, qua đó tập trung quảng bá Huế chính là kinh đô ẩm thực của Việt Nam.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top