ClockThứ Hai, 14/11/2016 09:38

Chủ động đón khách Hàn Quốc

TTH - Vài năm trở lại, lượng khách Hàn Quốc đến Huế tăng mạnh. trong mười tháng đầu năm 2016, khách Hàn Quốc tăng mạnh chiếm gần 18% thị phần khách quốc tế đến Huế.

Vươn lên đầu bảng

Thống kê của Sở Du lịch, năm 2014, lượng khách Hàn Quốc đến Huế trên 47 nghìn lượt, chiếm 6,09% thị phần, đứng thứ 6 trong tổng số khách quốc tế đến Huế. Năm 2015, lượng khách tăng lên trên 76 nghìn lượt, chiếm 10,26% thị phần, vươn lên thứ 3. Tính đến hết tháng 10 năm 2016, có hơn 108 nghìn lượt khách đến Huế, chiếm 17,83% thị phần, trở thành thị trường khách đến Huế nhiều nhất.

Khách du lịch Hàn Quốc đến Huế

Có 3 lý do mà khách Hàn Quốc đến Huế tăng nhanh vài năm trở lại. Thứ nhất, ba tỉnh miền Trung: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam quy tụ hầu hết các sản phẩm du lịch mà khách Hàn hướng đến. Đa số khách Hàn khi đã đến miền Trung đều đi du lịch cả ba địa phương. Từ khi chuyến bay thẳng Đà Nẵng - Hàn Quốc được mở, lượng khách về miền Trung tăng lên mạnh. thứ hai, điều kiện sống, an ninh - xã hội của Huế ổn định, có vốn văn hóa đặc sắc xu hướng dòng khách Hàn đang muốn tìm hiểu. thứ ba, giá tour khi đến Huế và các tỉnh miền Trung nhìn chung mềm hơn so với các khu vực khác. Du khách dễ dàng chọn nhiều dịch vụ mà vẫn phù hợp với túi tiền.

Anh Lê Đình Tuấn, hướng dẫn viên (HDV) tiếng Hàn Quốc cho biết, nhu cầu của khách Hàn rất đa dạng, trong đó, đa số đều hướng đến nghỉ ngơi và giải trí trong mỗi chuyến đi. Khách Hàn rất thích những sản phẩm vừa có tính giải trí cao, vừa nâng cao sức khỏe, thích chơi những môn thể thao cao cấp như đánh golf, tennis. Họ cần những dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, nhu cầu làm đẹp lớn, nên thông thường lưu trú nơi có các dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp. Hàn Quốc được đánh giá là dòng khách hạng sang, chi tiêu lớn trong mỗi chuyến đi. Hầu hết, khách Hàn đến Huế đều lưu trú ở khách sạn từ 4 - 5 sao.

Trước xu hướng ngày càng có nhiều khách Hàn đến Huế, các nhà đầu tư và doanh nghiệp có những bước đi đón đầu. Một sản phẩm mà hai dòng khách Hàn Quốc và Nhật Bản muốn sử dụng nhiều là dịch vụ tắm khoáng nóng kết hợp với nghỉ dưỡng. Họ có thể lưu trú với thời gian dài để chăm sóc sức khỏe. Nắm bắt nhu cầu cầu này, hai khu du lịch suối nước nóng là Mỹ An và Thanh Tân đang được đầu tư nâng cấp. Đại diện của hai khu du lịch này cho hay, việc nâng cấp của họ mục đích chính là hướng đến khai thác hai dòng này thời gian đến.

Giải bài toán thiếu HDV

Ông Trần Viết Lực, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển du lịch, (Sở Du lịch) cho biết, để các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong định hướng kinh doanh, sở đang có kế hoạch mời các chuyên gia của Hàn Quốc tham gia buổi gặp gỡ, trao đổi như trước đây từng làm với khách Nhật, Thái Lan... Qua gặp gỡ, phần nào định hướng cho các doanh nghiệp triển khai các sản phẩm mà khách Hàn muốn hướng đến.

Những điều kiện sẵn có của Huế rất phù hợp với nhu cầu của khách Hàn, đặc biệt là an ninh, an toàn xã hội được đảm bảo. Dự kiến vài năm tới, dòng khách Hàn sẽ đến Huế nhiều hơn nữa. Sự chủ động khai thác là điều mà cả các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải có.

Nhìn chung, hiện nay Huế chưa thể chủ động đón khách Hàn vì chưa có đường bay thẳng. Tất cả phải nối tour từ các hãng lữ hành ở Đà Nẵng. Khó khăn này phần nào được tháo gỡ khi doanh nghiệp của hai địa phương có sự kết nối chặt chẽ hơn, thống nhất được các điều kiện, hài hòa lợi ích khi khai thác. Về lâu dài, để chủ động hơn, phương án mở đường bay từ Huế đi Hàn Quốc cần được tính đến.

Tình trạng thiếu HDV tiếng Hàn là nỗi lo lớn nhất hiện nay của du lịch Huế, hiện chỉ có 7 HDV đăng ký hoạt động. Giải pháp đang được các doanh nghiệp thực hiện là thuê HDV ở các địa phương khác về hướng dẫn. Ông Trương Thành Minh, Trưởng phòng Lữ hành, (Sở Du lịch) cho hay, để giải bài toán thiếu HDV, giải pháp đang được thực hiện là cả ba địa phương Huế - Đà Nẵng -  Quảng Nam cùng có một cơ chế riêng cho sinh viên tiếng Hàn năm thứ tư được tham gia hướng dẫn. Các em được cấp một thẻ riêng từ 3-6 tháng và chỉ được hoạt động trong 3 địa phương nói trên.

Huế đang còn thiếu các chương trình xúc tiến quảng bá, tăng cường kích cầu khách Hàn Quốc. Theo Sở Du lịch, hơn 90% khách Hàn đến Huế đã có tìm hiểu trước thông tin. Ở Huế chưa có các website bằng tiếng Hàn… Đó là những việc mà ngành du lịch Huế cần phải làm, để chủ động hơn trong khai thác và đón Hàn Quốc trong thời gian đến.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách dịp Tết

Ngành du lịch Cố đô dự kiến thu hút lượng khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng khoảng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Để phục vụ và tạo ấn tượng cho du khách, Sở Du lịch, cộng đồng các doanh nghiệp du lịch và các điểm du lịch đã xây dựng nhiều sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách.

Sẵn sàng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách dịp Tết
Sẵn sàng đón khách

Năm 2025, Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia với rất nhiều sự kiện, hoạt động đặc sắc, phấn đấu thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch. Để tạo ấn tượng và mang lại sự hài lòng cho du khách về những trải nghiệm ở Huế, các cơ sở lưu trú, nhà hàng ở Huế đã chủ động lên kế hoạch đón tiếp, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ.

Sẵn sàng đón khách
Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top