ClockThứ Hai, 13/05/2024 05:49

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

TTH - Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Hơn 45.000 lượt khách về vịnh đẹp Lăng Cô dịp lễ kỷ niệmLăng Cô - Vịnh đẹp thế giớiViệt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của Giải thưởng Du lịch thế giới 20

 Khách du lịch mua sắm và trải nghiệm ẩm thực

“Hưởng lợi” từ du lịch

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2024 của Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,3%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 49,3%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.594,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,3% tổng mức và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,4%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,9%; may mặc tăng 10,3%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 0,1%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 17,8%.

Bên cạnh doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống thì doanh thu dịch vụ khác 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 211,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có mức tăng trưởng ấn tượng (tăng 19,6%).

Theo đánh giá từ đơn vị chức năng, các hoạt động giải trí như tham quan, vui chơi và giải trí đều được du khách quan tâm và chi tiêu. Các nhà hàng, quán bar, khu vui chơi giải trí, dịch vụ spa… thường trở thành điểm đến phổ biến cho du khách muốn thưởng thức và nghỉ ngơi. Sự đóng góp tích cực của ngành du lịch cũng góp phần phát triển các ngành kinh doanh liên quan như vận tải, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ cung cấp. Hệ thống vận tải công cộng và cá nhân cũng phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách.

Trên thực tế, những con số tăng trưởng về lượng khách đến Huế đã tác động mạnh vào bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Mới đây, trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày (từ 27/4 - 1/5), Thừa Thiên Huế thu hút khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng. Quan sát tại các quán ăn, điểm mua sắm, khu vui chơi, giải trí, dịch vụ spa… đều đông kín khách. Điều này đã mang lại nguồn thu rất lớn cho các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Ngay những quán cà phê, quán ăn nhỏ cũng “hưởng lợi” từ nguồn khách du lịch. Bà Trần Thị Bê, chủ một quán ăn ở TP. Huế chia sẻ: “Dịp lễ, cuối tuần, khách du lịch tới Huế nhiều nên quán thường đông hơn. Bán hàng ăn cũng thuận lợi hơn”.

Các chuyên gia du lịch cho biết, một trong những cách mà ngành du lịch đóng góp vào tổng mức bán lẻ hàng hóa là thông qua việc tạo ra nhu cầu tiêu dùng địa phương. Thông thường, khách du lịch thường muốn trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sản phẩm địa phương khi họ đến một địa điểm mới, điều này thúc đẩy nhu cầu mua sắm cho các sản phẩm địa phương như đồ thủ công, đặc sản và quà lưu niệm...

Hợp lực để phát triển

Sự đóng góp tích cực của ngành du lịch đã đẩy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng. Nhưng đó không phải là câu chuyện một chiều. Khi các dịch vụ tiêu dùng, vui chơi, giải trí, mua sắm… hấp dẫn và thuận lợi, cũng là điều kiện để thu hút khách đến và giữ chân khách ở lại, tác động giúp du lịch phát triển. Nói cách khác, đó là mối quan hệ hai chiều, cần sự hợp lực để cùng nhau phát triển.

Thực tế, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, dù ngành du lịch chưa nhận được phản ánh từ du khách, song, khi làm một cuộc khảo sát nhỏ với du khách, nhiều khách đến Huế vẫn chưa hài lòng khi một số điểm mua sắm, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi tăng giá dịch vụ. Một số điểm kinh doanh dịch vụ vì lượng khách quá đông nên có thái độ phục vụ khách chưa được tốt, thậm chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng chưa được cao. Điều này đã tạo ra điểm trừ từ du khách.

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho rằng, Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Du lịch sẽ tạo ra giá trị để thúc đẩy các ngành phát triển. Muốn đạt được điều này, không chỉ chính quyền địa phương, ngành chức năng, mà mỗi người làm du lịch, mỗi người dân, mỗi cá nhân, hộ kinh doanh dịch vụ phải là một đại sứ du lịch, hợp lực để lan tỏa giá trị về mảnh đất, con người xứ Huế.

Bên cạnh đó, các siêu thị, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải, ăn uống... cần nghiên cứu, có kế hoạch triển khai các hoạt động kích cầu, marketing để thu hút khách, nhất là vào mùa cao điểm du lịch. Ngoài ra, cần chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhằm đảm bảo phục vụ khách được tốt nhất.

Về lâu dài, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng cũng cần tiếp tục kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại, dịch vụ; mở rộng các dịch vụ mà khách có nhu cầu. Ngành du lịch phải phối hợp với các ngành, trong đó có ngành công thương tạo sự đa dạng của hàng hóa tiêu dùng mới lạ. Quà lưu niệm tại địa phương phải được hết sức quan tâm, đầu tư, tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị quỹ hàng hóa phù hợp với từng khách hàng trong nước và nước ngoài; hàng hóa phải luôn luôn đổi mới, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, phải lắng nghe ý kiến của khách một cách cầu thị và tư duy đổi mới.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

TIN MỚI

Return to top