ClockThứ Năm, 18/05/2023 14:27

Du lịch Phú Quốc giảm nhiệt & cơ hội cho các tỉnh miền Trung

TTH - Ghi nhận dịp lễ vừa qua, lượng khách đến Phú Quốc giảm từ 30-40% so với năm ngoái. Dự kiến đến hết hè này, lượng khách còn giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Thừa Thiên Huế, dịp nghỉ lễ dài ngày vừa qua là thời kỳ bùng nổ, nhất là với khách nội địa.

Du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích: Chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của du kháchKhách quốc tế lưu trú thấp khi đến HuếChâu Á: Doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho sự phục hồi của dòng khách Trung Quốc

leftcenterrightdel
Trải nghiệm làm trầm hương tại Festival Nghề truyền thống Huế 

Trên các diễn đàn và nền tảng mạng xã hội, khách du lịch nói về nguyên nhân Phú Quốc không là điểm đến được lựa chọn do giá vé máy bay đắt đỏ. Thêm vào đó, giá cả các loại dịch vụ, nhất là ăn uống cao hơn nhiều lần so với các địa phương khác.

Gia đình anh Nguyễn Thanh Tuấn (TP. Huế) 4 người vừa có chuyến du lịch Phú Quốc cho hay, chỉ riêng vé máy bay khứ hồi đã ngốn gần 40 triệu đồng/4 người. Ăn uống, ngủ nghỉ và tham quan các đảo, sử dụng một số dịch vụ, cộng với việc đi lại tại Phú Quốc cũng khiến gia đình anh tiêu tốn hơn 30 triệu đồng cho chuyến nghỉ 4 ngày 3 đêm.

Từng đi du lịch nhiều nơi trong nước và các nước khu vực châu Á, anh Tuấn cho rằng, mặt bằng chi tiêu chung ở Phú Quốc khá đắt đỏ. Như một chuyến du lịch Thái Lan 4 ngày 3 đêm của gia đình anh chỉ tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng. Lại được khám phá miền đất mới, ăn uống nhiều món ngon, mới lạ. Với các điểm du lịch trong nước, anh Tuấn cho rằng cũng không có địa phương nào tiêu tốn chi phí nhiều như Phú Quốc cho chuyến du lịch tương tự.

Đó cũng là lý do khách nội địa đã chọn những địa phương khác, trong đó có các tỉnh miền Trung thay cho Phú Quốc trong dịp lễ vừa qua và được dự báo cho cả mùa hè này.

Tại Huế, dịp nghỉ lễ vừa qua trùng với thời gian diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế 2023 nên đã hút được một lượng khách đáng kể. Chỉ tính riêng Festival nghề truyền thống đã thu hút được khoảng 300.000 lượt khách. Doanh thu từ các hoạt động của không gian làng nghề và lễ hội ẩm thực ước đạt khoảng 20 tỷ đồng… Tại các điểm tham quan thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế chỉ tính trong ngày 1/5, đã có hơn 24.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, với doanh thu đạt hơn 3,5 tỷ đồng. Cũng nhờ những phục hồi tốt sau đại dịch, lượng khách du lịch đến Huế đông hơn nên từ đầu năm đến nay, doanh thu của ngành di tích ước đạt hơn 121 tỷ đồng, với khoảng gần 800.000 lượt khách trong nước/quốc tế.

Theo thống kê của ngành du lịch, lượng khách đến Huế dịp lễ vừa qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, tương đương khoảng 800.000 lượt, trong đó có 42.000 lượt khách lưu trú, công suất buồng phòng đạt trên 95%. Một số địa phương lân cận cũng ghi nhận sự tăng trưởng về lượt khách và doanh thu, như Đà Nẵng đón khoảng hơn 300.000 lượt khách, tăng 26,6% so với cùng kỳ. Quảng Nam đón khoảng hơn 155.000 lượt khách, tăng hơn 6%. Bình Định đón khoảng 249.700 lượt khách, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2022, với tổng doanh thu ước đạt hơn 257 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2022…

Từ thực tế cho thấy, gần như các địa phương có thế mạnh về du lịch trong cả nước đều có sự tăng trưởng về lượng khách, doanh thu… Chỉ Phú Quốc là ngoại lệ. Nhiều nguyên nhân được phân tích, ngoài giá cả đắt đỏ, còn có sự buông lỏng quản lý trong việc để một số cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh kiểu “chặt chém” khiến du khách một lần đến và không bao giờ quay trở lại. Đó cũng có lẽ là bài học chung cho các điểm đến nếu muốn xây dựng được hình ảnh thân thiện, mến khách cần có sự quản lý chặt chẽ hơn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi, hành động phảm cảm, làm xấu hình ảnh du lịch tỉnh nhà.

Huế cũng nhiều lần bị du khách phản ánh về cò mồi du lịch, “chặt chém” du khách. Cứ nghe giọng lạ là nâng giá. Ví như một ổ mì nhân thịt, chả bán cho người Huế chỉ 10 ngàn đồng nhưng nghe giọng miền Nam hoặc Bắc là nâng giá 15-20 ngàn đồng. Tô bún bò khách Huế chỉ 25-30 ngàn, khách du lịch 40-50 ngàn đồng… Đáng mừng là hiện tình trạng nêu trên không còn phổ biến. Các quán ăn đã niêm yết giá. Du khách cũng rành hơn, hỏi giá trước các loại dịch vụ để tránh bị hớ. Khi sử dụng dịch vụ nghĩa là họ đã chấp nhận được giá cả.

Một lợi thế khác mà trên các trang review về Huế du khách nhận xét, giá các loại dịch vụ gần như rẻ nhất nước. Ví như ăn uống, bình quân mỗi món ăn sáng cộng ly cà phê trung bình khoảng 100 ngàn đồng/người, nhưng ở Huế có khi chỉ chưa tới một nửa. Có nhóm du khách khi ăn cơm hến giá chỉ 12.000 đồng/tô họ rất bất ngờ vì quá rẻ. Rồi cà phê rang xay ở những quán bình thường giá chỉ tầm 15.000 đồng.

Huế còn có rất nhiều lợi thế khác về danh lam thắng cảnh, sông núi, biển, đầm phá mà chỉ ở một hai ngày không thể khám phá hết. Mới đây, nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài đi vào hoạt động cũng là điều kiện rất tốt để thu hút mở thêm các chuyến bay. Du lịch lại có thêm cơ hội đón khách.

Vấn đề là làm thế nào để Huế lúc nào cũng là lựa chọn số 1 của du khách. Để làm được điều đó, ngoài đừng để xảy ra sự cố như bán vé điện tử tham quan di tích trục trặc làm du khách đợi cả tiếng đồng hồ như vừa qua, cũng cần nhiều hơn những chương trình, lễ hội mới mẻ; những điểm đến đặc sắc riêng có và dịch vụ đẳng cấp hơn.

Bài, ảnh: HỒNG TÂM
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025

TIN MỚI

Return to top