ClockThứ Hai, 13/01/2025 16:01

Tinh tế mứt hạt sen xứ Huế

TTH - Xưa còn nhỏ, mỗi khi đến nhà bà con chúc Tết, tôi thích ngắm nhìn khay đãi khách với những viên kẹo, bánh đầy màu sắc, óng ánh ẩn hiện dưới lớp màng trong veo, loại nào cũng phải cố thử một chút. Sau này, lớn hơn tôi lại thích mứt hơn là kẹo bánh, vì trưởng thành, biết nghĩ cho sức khỏe hơn, ngon thôi là chưa đủ.

Hối hả mùa thu hoạch củ senThanh tao chè hạt sen xứ HuếBánh tế điều từ sen hồ Tịnh

 

Tôi để ý có những nhà ở Huế, Tết bày toàn mứt và hạt, bên cạnh khay mứt dừa, mứt gừng, mứt nghệ, mứt bí đao…; đủ màu và đủ vẻ là những hũ thủy tinh đựng hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ... Trong khi, kiểu bày biện của những gia đình Huế đông người lớn tuổi, hay con cháu đã đi làm ăn, học hành nơi xa, chẳng cần kẹo bánh xum xuê làm gì.

Huế nổi tiếng với nhiều loại mứt ngon, nhưng tôi thấy dễ ăn nhất vẫn là mứt hạt sen. Mứt vốn dĩ đã có đường nên tôi thích những loại làm từ trái cây, rau củ quả ít ngọt, thưởng thức một chút ngọt ngào đầu năm mới là đủ rồi. Sen Huế đặc biệt thơm mát, hạt sen bùi dẻo, hương sắc bay đến mọi miền đất nước.

Cách làm mứt hạt sen Huế đơn giản như chính tên gọi: Sơ chế hạt sen, bỏ tim sen để mứt làm ra không bị đắng, sau đó rửa sạch với nước. Đun nước sôi, cho hạt sen vào luộc với lửa vừa, khi hạt vừa chín mềm thì vớt ra và thả ngay vào nước lạnh để giữ độ săn chắc. Để ráo nước, ướp đường, sên mứt trên chảo. Điều quan trọng làm nên một mẻ mứt sen tuyệt hảo là chất lượng hạt sen, hạt phải tròn mẩy, không bị nát hay mềm quá.

Mứt hạt sen Huế gồm cả mứt khô và mứt dẻo. Mứt hạt sen khô được "sên" với đường cho đến khi bề mặt khô ráo và có lớp áo đường trắng mịn bám bên ngoài. Mứt dẻo thì ta "sên" đường vừa phải, giữ độ mềm dẻo, không khô hoàn toàn. Mứt dẻo ít ngọt, dễ ăn hơn, còn mứt khô thì thường được dùng làm quà tặng trong các dịp lễ tết, mang tinh hoa ẩm thực xứ Huế đi xa. Ngoài ra, còn có món mứt củ sen thơm ngon chẳng kém, vị ngọt dịu, giòn nhẹ, thanh mát tự nhiên, lại giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, đẹp da và giảm cân.

Mứt vốn tính ngọt, mứt hạt sen mỗi viên nho nhỏ nên ăn không bị ngán, dùng nhiều một chút cũng không sao. Ngày Tết đến nhà bạn bè, bà con nhâm nhi đĩa mứt hạt sen với ấm trà hoa cúc ấm nóng để năm mới trôi qua thật nhẹ nhàng, suôn sẻ. Những viên sen nhỏ nhắn, xinh xắn, nằm nhu mì trên chiếc đĩa, khi lớp đường đã thấm đẫm trong khoang miệng, bạn sẽ cảm nhận được cái vị bùi thơm, dẻo ngọt đặc trưng của sen Huế.

Mứt Tết tượng trưng cho sự ngọt ngào, may mắn, lòng hiếu khách, gắn kết và chia sẻ tình thân. Mỗi loại mứt lại mang trong mình một ý nghĩa đặc biệt. Mứt gừng tượng trưng cho sự ấm áp, gắn bó, xua tan cái lạnh giá năm cũ. Mứt dừa đoàn viên, trọn vẹn, gắn kết gia đình. Mứt quất mang ý nghĩa tài lộc, phát triển, thuận buồm xuôi gió. Mứt bí thể hiện mong muốn một năm mới dồi dào, an khang, thịnh vượng. Còn mứt hạt sen biểu tượng cho sự thanh tao, thuần khiết, cầu chúc bình an và sức khỏe.

Bài, ảnh: Thục Đan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một chiều xứ Huế

Đi qua khu nghĩa trang mênh mông có đường lên Chín Hầm điểm những vạt thông biếc xanh như những chiếc ô trời che nơi cõi tịnh.

Một chiều xứ Huế
Trong veo kẹo gương xứ Huế

Kẹo gương có vẻ ngoài trong suốt như một chiếc gương soi nhỏ. Và có một điều thú vị tôi nhận ra là, các loại kẹo truyền thống Cố đô hầu như đều có tên gọi mô phỏng dáng hình bên ngoài, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa, kẹo gương…, độc đáo, chân phương và dễ nhớ.

Trong veo kẹo gương xứ Huế
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế

Nhiều món ngon trứ danh đại diện cho một số vùng miền được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể kể đến như mì Quảng (Quảng Nam), nghề nấu phở (Nam Định). Trước những thông tin này, những thực khách đặt câu hỏi vậy bún bò Huế đứng ở đâu trên bản đồ ẩm thực và tại sao chưa được ghi danh?

Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế
Tinh tế với phong cách chuyển tiếp

Không quá phô trương, cũng chẳng quá hoài cổ, với sự kết hợp thú vị của phong cách chuyển tiếp (transitional style), không gian sống sẽ được cân bằng giữa quá khứ với hiện thực, giữa truyền thống và đương đại.

Tinh tế với phong cách chuyển tiếp

TIN MỚI

Return to top