ClockChủ Nhật, 27/10/2024 05:58

Trải nghiệm văn hóa Huế với bạn bè quốc tế

TTH - Những ngày giao mùa sang thu, các bạn sinh viên đến từ xứ sở hoa anh đào đã có dịp đặt chân đến Huế. Tại đây, họ đã có những trải nghiệm thú vị về văn hóa tại mảnh đất Cố đô cùng những người bạn Việt Nam.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và GyeongjuRa mắt Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế

 Cùng nhau làm bánh lọc. Ảnh: Nguyễn Tùng

Hòa mình vào không khí khởi đầu cho một năm học mới, tôi may mắn được theo chân các bạn sinh viên kiến trúc, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tham gia một workshop về văn hóa Huế cùng sinh viên Trường ĐH Kyoto Seika, Nhật Bản với chủ đề: “Kiến trúc chợ truyền thống trong bối cảnh hiện đại”, đi kèm là các hoạt động thực tiễn và trải nghiệm văn hóa địa phương đầy thú vị trong vòng 4 ngày.

Ngày đầu tiên đặt chân đến Huế, Ikeda Kei, sinh viên Khoa Văn hóa toàn cầu đến từ Kyoto không khỏi trầm trồ và thích thú với vẻ đẹp của vùng đất Cố đô. Mặc dù đã có dịp đến Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên cậu sinh viên này được đến Huế và vô cùng ấn tượng bởi sự trong lành và bình yên của thành phố. “Không khí tại TP. Huế rất tuyệt, rất yên bình và có rất nhiều cây xanh, khác với vẻ đẹp hiện đại, tấp nập ở TP. Hồ Chí Minh, nơi mà tôi đã từng có dịp du lịch 3 năm trước. Tôi có dịp được đi dạo ngắm sông Hương, hít thở không khí trong lành mùa thu ở Huế. Thời tiết ở Huế dịp này rất dễ chịu chứ không nóng như tôi tưởng”, Ikeda chia sẻ.

Buổi chiều hôm đó, sau khi được các thầy cô trong Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế giới thiệu và phổ biến về nội dung workshop và lịch trình những ngày ở Huế, các bạn sinh viên đã được chia nhóm và làm quen với những người bạn Việt Nam. Để nhanh chóng làm quen và kết thân hơn những người bạn cùng nhóm, Anh Thư, Thu Hà và Tấn Đạt đã chủ động mời hai người bạn Nhật Bản là Fuji Hina và Noguchi Taiki đi trải nghiệm ẩm thực tại chợ Đông Ba. Tại đây, những người bạn Nhật Bản đã có những trải nghiệm tuyệt vời với ẩm thực và con người xứ Huế. Fuji thích thú: “Tôi được những người bạn Việt Nam mời ăn bánh lọc, bún bò, chè Huế,... Những món ăn này rất ngon, khiến tôi phải thốt lên “oishii” (ngon quá) liên tục, đặc biệt là món chè bột lọc bọc heo quay, hương vị rất khác lạ, bởi trước đây tôi chưa từng thử qua một món nào như vậy. Tôi cũng rất ấn tượng với sự thân thiện, hiếu khách của ba bạn cùng nhóm và cả những người bán hàng tại chợ”.

Khác với không khí sôi nổi tại chợ Đông Ba, các bạn sinh viên được trải nghiệm hoạt động “tĩnh” hơn nhưng không kém thú vị là thực hành thiền định tại Tịnh cư Cát Tường Quân. Hoạt động này khiến những người bạn Nhật Bản cảm thấy thân thuộc, bởi có nét tương đồng với văn hóa thiền và trà đạo tại xứ sở hoa anh đào.

Tạm biệt không gian yên tĩnh tại Tịnh cư Cát Tường Quân, các bạn sinh viên tiếp tục trải nghiệm, khám phá về loại hình nghệ thuật truyền thống xứ Huế, đó là tự tay làm tranh dân gian làng Sình. Tranh làng Sình là dòng tranh nổi tiếng từ lâu đời, mang nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Quy trình để làm nên một bức tranh làng Sình cũng vô cùng công phu. Giấy vẽ tranh phải là giấy điệp, được làm từ vỏ cây dó, phơi khô, sau đó phủ một lớp điệp (một loại bột từ vỏ sò hoặc vỏ hến). Mỗi bức tranh được in từ các bản khắc gỗ truyền thống, được khắc tỉ mỉ bằng tay. Màu sắc của tranh làng Sình đều được lấy từ nguyên liệu tự nhiên như than tre (màu đen), đất đỏ (màu nâu), lá cây (màu xanh). Anh Thư cùng những người bạn của mình vô cùng hào hứng khi được các nghệ nhân tận tình hướng dẫn thực hiện từng bước một để vẽ ra những bức tranh 12 con giáp.

Nếu như các bạn sinh viên Khoa Kiến trúc ấn tượng với trải nghiệm làm tranh dân gian làng Sình thì những người bạn đến từ Trường ĐH Kyoto Seika lại thích thú nhất với những món ăn mang đậm phong vị Huế. Chính vì vậy, các thầy cô đã tổ chức cho các bạn trải nghiệm tự tay làm bánh lọc trong ngày tiếp theo. Không khí tại gian bếp vô cùng vui vẻ và tràn ngập tiếng cười của các bạn sinh viên, các thầy cô khi cùng nhau làm bánh. “Các bạn sinh viên Việt Nam rất tận tình chỉ tôi từng bước một. Chúng tôi còn thi nhau xem nhóm nào làm bánh ngon hơn. Ngày đầu tiên tôi còn khá bỡ ngỡ, nhưng bây giờ tôi cảm thấy rất thân thiết và gắn kết với tất cả mọi người. Văn hóa Huế cùng những người bạn ở Huế thực sự rất tuyệt vời”, Kakimoto Miyu, một sinh viên trong đoàn Nhật Bản bộc bạch.

Thầy Ayako Fujieda, trưởng đoàn phụ trách dẫn dắt sinh viên ĐH Kyoto Seika cũng thích thú chia sẻ: “Các thầy cô giáo và các bạn sinh viên Nhật Bản đều vô cùng bất ngờ với sự đa dạng của văn hóa Huế. Hai năm trước tôi cũng có dịp dẫn đoàn sinh viên Nhật Bản đến Huế và được tham quan Bảo tàng Gốm sông Hương, khám phá ẩm thực và chèo thuyền sup trên phá Tam Giang. Năm nay trở lại Huế lại được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị khác. Tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa Huế và cách các thầy cô, các bạn sinh viên nhiệt tình đón tiếp chúng tôi”.

Khánh Chu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế
Lan tỏa vẻ đẹp Huế từ hộ chiếu du lịch

Ngành du lịch Huế đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, tăng trải nghiệm cho du khách khi đến Huế. Sau thành công của hoạt động ra mắt hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport 2023, ngành du lịch Huế đang đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động lan tỏa vẻ đẹp Huế từ hộ chiếu du lịch.

Lan tỏa vẻ đẹp Huế từ hộ chiếu du lịch
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

TIN MỚI

Return to top