ClockThứ Năm, 20/06/2024 10:50

Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống

TTH - Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (nhiệm vụ 844), Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã góp phần thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phương.

Nơi hội tụ tinh hoa nghề truyền thốngPhát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

 Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế kết nối phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống Huế

Doanh số tăng vượt trội

Trong khuôn khổ chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”, cuối tháng 4, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế tổ chức cho các doanh nghiệp đi kết nối đối tác và thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Chương trình kết nối doanh nghiệp Huế - Hà Tĩnh là điểm dừng đầu tiên trong chuỗi sự kiện kết nối đối tác và thị trường khu vực miền Trung, với nhiều hoạt động như trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tiếp 1-1 để trao đổi cơ hội hợp tác phát triển kênh phân phối, gala kết nối giữa doanh nghiệp hai bên. Tại Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi, chương trình kết nối doanh nghiệp cũng tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tiếp 1-1 để hợp tác phát triển kênh phân phối.

Trong chuyến đi này, sản phẩm của Công ty TNHH MTV Sản phẩm thiên nhiên Trà My được khách hàng đón nhận tích cực. Nhiều đối tác quan tâm mua sản phẩm, làm đại lý phân phối sản phẩm. Chị Nguyễn Thị Trà My, Giám đốc Công ty chia sẻ: “Chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” đã mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ về truyền thông, điều rất cần với doanh nghiệp khởi nghiệp. Những chuyến đi đến Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi vừa qua cũng mang đến cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng thị trường để sản phẩm được kết nối với nhiều thị trường và lan tỏa đến nhiều người”.

Phấn nụ Nhất Chi Mai là một trong 11 doanh nghiệp, dự án tham gia chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”. Sau 1 năm tham gia chương trình, doanh nghiệp đã được Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới, hỗ trợ về truyền thông, marketing, quảng bá sản phẩm… Điều này góp phần tạo ra bước ngoặt lớn cho sản phẩm phấn nụ gia truyền của Huế. Cùng với sự hỗ trợ của trung tâm, doanh nghiệp đã tích cực đẩy mạnh marketing. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu với mức tăng 150% trong năm qua.

Bà Trần Thị Thanh Phương, quản lý phấn nụ Nhất Chi Mai cho biết: “Tham gia chương trình, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cho doanh nghiệp rất nhiều để nâng cao kiến thức liên quan đến vận hành và kinh doanh. Không chỉ hỗ trợ kiến thức, chuyên môn, trung tâm còn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đang gặp phải, từ thay đổi hình ảnh sản phẩm đến cách đưa sản phẩm ra thị trường. Nhờ vậy, sản phẩm phấn nụ đã tạo sự bứt phá so với trước đây, nâng cấp thương hiệu”.

“Thay da, đổi thịt”

Sau 1 năm triển khai, chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” đã thực hiện xong các nhiệm vụ đặt ra và kết quả cho thấy sự thay đổi của các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp. 11 doanh nghiệp, dự án có sản phẩm liên quan đến truyền thống, sản phẩm địa phương của Huế đã có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Thông qua các khóa tập huấn, các doanh nghiệp được nâng cao kiến thức, kỹ năng về kinh doanh trong bối cảnh kinh tế, xã hội mới; nâng cao năng lực về kỹ năng sáng tạo, kỹ năng làm mới sản phẩm dựa trên cái cũ. Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã cung cấp các gói hỗ trợ liên quan đến việc xây dựng thương hiệu; pháp lý; hỗ trợ cho các doanh nghiệp bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh gồm video, hình ảnh và các bài viết trên các phương tiện truyền thông.

Trung tâm cũng triển khai chương trình cố vấn, kèm cặp. Mỗi doanh nghiệp, dự án được một chuyên gia ở lĩnh vực liên quan tư vấn, hỗ trợ. Maypaper Flower đã được kết nối với ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê (Le Group of Companies), một người rất có kinh nghiệm trong truyền thông, xây dựng thương hiệu. Ông Vinh đã giúp doanh nghiệp này xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và chiến lược truyền thông đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Phấn nụ Nhất Chi Mai được kết nối với ông Hoàng Trọng Vân Kiều, CEO thương hiệu Amity. Chuyên gia này đã giúp cho phấn nụ Nhất Chi Mai xây dựng được hệ thống phân phối bán hàng tinh gọn và hiệu quả, giúp doanh nghiệp ra thị trường thuận lợi hơn.

Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức sự kiện kết nối về đầu tư và bán hàng thành công. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng như một cuộc ra mắt, giới thiệu sản phẩm sau 1 năm trung tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về năng lực cạnh tranh, thương hiệu. Người dân, cộng đồng doanh nghiệp thấy một bộ mặt hoàn toàn mới, các sản phẩm địa phương, sản phẩm truyền thống của Huế “thay da, đổi thịt” thật sự. Thông qua sự kết nối trực tiếp và trực tuyến, một số doanh nghiệp đã đưa sản phẩm đi các nước châu Âu.

Ông Cao Quốc Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế cho biết: “Qua quá trình được tiếp cận chuyên gia, tiếp cận các phương thức một cách bài bản, các doanh nghiệp truyền thống địa phương bắt đầu thay đổi tư duy, thương hiệu, bao bì, mô hình kinh doanh và đã thu hút được các nhà đầu tư. Sau khi thay đổi nhận diện, tư duy, trung tâm tổ chức kết nối để đưa sản phẩm đi xa và kết quả vừa rồi rất tích cực. Đây cũng là bài học cho trung tâm để sau này triển khai với các nhóm khác, như nhóm hoạt động xã hội của người yếu thế, nhóm của người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và mô hình này có thể được nhân rộng, phát triển”.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diện mạo tầm vóc & vị thế mới

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025 và NQ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế, giai đoạn 2023 - 2025. Thành phố Huế (trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ chia làm 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật (Trước ngày 1/1/2025 - thời điểm tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương).

Diện mạo tầm vóc  vị thế mới
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường, chỉnh trang khu dân cư đã trở thành điểm nhấn, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn
Vốn tín dụng chính sách ưu đãi: Cơ hội thay đổi cuộc đời

Ở thôn An Truyền (xã Phú An, Phú Vang), từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) tưởng chừng phải bỏ học giữa chừng, được “chắp cánh” bằng vốn vay chính sách, tiếp tục học hành. Những gia đình này còn đồng thời được vay vốn phát triển kinh tế, thay đổi cuộc đời.

Vốn tín dụng chính sách ưu đãi Cơ hội thay đổi cuộc đời

TIN MỚI

Return to top