ClockThứ Hai, 11/07/2022 14:40

Nhiều giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm

TTH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thừa Thiên Huế hoàn thành tốt công tác thu và giải quyết các chế độ chính sách; đồng thời, triển khai nhiều giải pháp đảm bảo giải quyết đúng và kịp thời các chế độ cho người tham gia và thụ hưởng các chính sách BH.

Ký kết hợp đồng ủy quyền thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế“Bảo hiểm xã hội - Điểm tựa của bạn và gia đình”

Đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về BHXH tự nguyện, BHYT

Đôn đốc thu nợ bảo hiểm

Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2022 số người tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh là 146.210 người, chiếm tỷ lệ 28,89% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó có 127.749 người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm tỷ lệ 25,24%; 18.461 người tham gia bảo hiểm tự nguyện (BHTN), chiếm 3,65%; 1.144.762 người tham gia BHYT, độ bao phủ BHYT đạt 99,2% so với dân số toàn tỉnh.

Cùng với công tác thu, BHXH tỉnh đã giải quyết 406 hồ sơ hưởng các chế độ hàng tháng và trợ cấp một lần cho 5.600 người hưởng, trong đó 5.000 hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH một lần; giải quyết chế độ ngắn hạn cho 61.500 lượt người; quản lý, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng cho 32.300 người hưởng; chi trả 3.800 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tính đến nay, tổng chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT trong 6 tháng đầu năm của tỉnh là 1.000 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng so với 6 tháng 2021, tương ứng với 46,1% dự toán giao trong năm 2022.

Đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về BHXH tự nguyện, BHYT

Theo Giám đốc BHXH tỉnh, ông Nguyễn Viết Dũng, công tác thanh tra, kiểm tra được đơn vị tích cực triển khai, trong đó thực hiện đúng quy định, đúng phạm vi, thẩm quyền và chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, đã tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch tại 64 đơn vị và thanh tra đột xuất tại 7 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ); kiểm tra 31 đơn vị SDLĐ, 12 đại lý thu và 5 đơn vị nội bộ. Đồng thời, ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra đối với 109 đơn vị.

Qua thanh tra và kiểm tra, đã kiến nghị truy thu BHXH, BHTN, BHYT với số tiền 629 triệu đồng đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT nhưng chưa đóng hoặc đóng thiếu thời gian, thiếu mức quy định. Kiến nghị thu hồi về quỹ BHXH số tiền 277 triệu đồng, đồng thời đôn đốc các đơn vị nợ BHXH, BHTN, BHYT chuyển nộp tiền nợ với tổng số tiền là 4.571 triệu đồng; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 đơn vị.

Về sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD), ứng dụng định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ BHYT giấy để KCB BHYT, tính đến ngày 27/6/2022, số lượng xác thực lấy số CCCD từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 622.661 trường hợp thẻ BHYT còn hạn; toàn tỉnh đã có 67 cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD với hơn 2.000 lượt tra cứu, trong đó có 1.252 lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp. Ngoài ra, số lượng đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cũng đạt 280.847 người.

Công tác hỗ trợ người lao động từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116 cũng được BHXH tỉnh triển khai tích cực. Tính đến ngày 31/12/2021, BHXH tỉnh đã xét duyệt cho 105.407 người hưởng với số tiền hơn 259 tỷ đồng; đã thực hiện chi trả cho 96.700 người với tổng số tiền là 233,96 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 91,7% trên tổng số người đã được xét duyệt.

Phát triển người tham gia bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, với lượng người dân trên địa bàn tham gia BHYT rất lớn, BHXH tỉnh cần kiểm soát chặt chẽ tối ưu hóa quỹ KCB BHYT, chăm sóc tốt nhưng phải kiểm soát tốt để quỹ phát triển bền vững. Mặt khác, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý công việc đạt hiệu quả cao; tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành BHXH, BHYT; kiên quyết phối hợp xử lý, chấn chỉnh các cá nhân, đơn vị vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử đối với cá nhân; triển khai ứng dụng VssID-BHXH số trên nền tảng thiết bị di động.

Từ nay đến cuối năm, BHXH tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để khai thác, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, đôn đốc thu, giảm nợ; tập trung phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bám sát các đơn vị SDLĐ để hướng dẫn, đôn đốc thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời gian. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các đơn vị SDLĐ; kiến nghị xử lý nghiêm đối với các hành vi trốn đóng, để nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo BHXH tỉnh, để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT, sắp tới đơn vị tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chi phí KCB BHYT, chống lạm dụng, trục lợi; sử dụng quỹ BHYT an toàn, hiệu quả; tăng cường kiểm tra công tác KCB BHYT ở các tuyến trên địa bàn tỉnh để bảo đảm quyền lợi KCB của đối tượng tham gia và kịp thời ngăn ngừa, xử lý việc lạm dụng quỹ KCB BHYT ở các cơ sở KCB. Đồng thời, phối hợp với các cơ sở KCB BHYT, Sở Y tế để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top