ClockThứ Bảy, 20/04/2024 14:40

Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương

TTH - Ngạc nhiên khi Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1991, nghĩa là chỉ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm làm từ thiện. Chị đã được Hội LHPN tỉnh tuyên dương là 1 trong 10 phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng năm 2023.

Lan tỏa yêu thương và sẻ chia vì cộng đồng “Mẹ đỡ đầu nuôi dưỡng ước mơ”Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương

 Nguyễn Thị Nhi được tuyên dương là 1 trong 10 phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng

Nhi kể, 18 tuổi em ở Hương Trà vào Huế trọ học, được các ni sư trong làng cho trọ học miễn phí. Từ đó, hàng tuần em theo các sư đến chùa Diệu Viên chăm sóc những người già neo đơn. Từ thời sinh viên, tích góp từ số tiền ăn hàng tháng bố mẹ gửi vào, cộng thêm tiền làm thêm, Nhi bắt đầu tổ chức những bữa ăn nhỏ cho người nghèo. Rồi, em theo các nhóm từ thiện quyên góp hũ gạo tình thương và không biết từ lúc nào công việc thiện nguyện cứ thấm dần trong Nhi.

Ra trường một vài năm, Nhi về làm kế toán của Hội Người mù Hương Trà và Chi hội trưởng phụ nữ tổ dân phố 5, phường Tứ Hạ (Hương Trà). Những dự định, ấp ủ làm nhiều việc cho người nghèo của Nhi đã chạm đến cảm xúc của nhiều nhà hảo tâm. Nhi đã kết nối với rất nhiều mạnh thường quân trong và ngoài nước và đã có hơn 30.500 suất quà trị giá hơn 7 tỷ đồng hỗ trợ cho người nghèo.

Trên facebook cá nhân, Nhi mạnh dạn kêu gọi các cá nhân hảo tâm và các hội nhóm từ thiện trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí mai táng cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng hơn 400 triệu đồng; kêu gọi hỗ trợ chi phí chữa trị bệnh cho những bệnh nhân bị ung thư, tai biến nặng với tổng trị giá hơn 120 triệu; xây nhà tình thương cho những hoàn cảnh neo đơn trên địa bàn thị xã Hương Trà với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.

Chia sẻ về “bí quyết” để kêu gọi được sự giúp đỡ từ các nhà tài trợ, Nhi cho hay: Với các hoàn cảnh khó khăn, sau khi nhận được thông tin em kết nối cùng chính quyền địa phương, sau đó, đăng bài trên facebook cá nhân và kết nối những mạnh thường quân, doanh nghiệp hay làm thiện nguyện. Khi trao số tiền hỗ trợ đến các gia đình, em đều thực hiện công khai, ghi lại thông tin rõ ràng, minh bạch. Của ít lòng nhiều, người có tiền chia sẻ tiền, người có công hỗ trợ ngày công…

“Của cho không bằng cách cho chị ạ”, Nhi cười hiền lành. Nhiều khi trên đường đi làm về em bắt gặp những người tâm thần, bệnh nặng neo đơn, vậy là, ngày nào cũng ghé qua chăm sóc. Còn hàng ngày, sau giờ làm, Nhi vội về đón con, rồi dành khoảng 1 tiếng đi vào các xóm, nơi có những người nghèo, hộ gia đình neo đơn, bệnh nặng để tặng quà. Có khi nấu cho mấy mệ nồi cơm, quét nhà hoặc chăm sóc những người nằm một chỗ. Có đôi khi em kể một câu chuyện vui, em hát một bài hát mà tinh thần các mệ phấn chấn hẳn. Đó cũng là liều thuốc tinh thần giúp người nghèo vượt qua khó khăn, bệnh tật, Nhi chia sẻ.

“Em chỉ là một mắt xích nhỏ kết nối các mạnh thường quân, những tấm lòng thơm thảo đến với những người khó khăn. Mỗi lần giúp đỡ được ai đó, em luôn cảm thấy hạnh phúc, thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn và có thêm động lực để tiếp tục trên hành trình làm thiện nguyện. Giúp đỡ người khác, trao đi yêu thương, sự sẻ chia thì niềm vui và hạnh phúc sẽ đến với mình” Nhi bày tỏ.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Tủ sách Huế & văn hóa đọc trong học đường

Để lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế và văn hóa đọc trong học đường, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu Tủ sách Huế ở các trường học. Báo Huế ngày nay đã có cuộc trò chuyện với ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố về những hoạt động này.

Lan tỏa Tủ sách Huế  văn hóa đọc trong học đường
Khi yêu thương trở thành phương thuốc

Điều trị bệnh nhân vốn vất vả nhưng với người bệnh tâm thần càng đặc biệt hơn, bởi họ luôn trong tình trạng chống đối, thậm chí có ý định tự sát. Nhân viên y tế làm việc trong môi trường này giữ nghề bằng tình thương và vượt lên bằng bản lĩnh.

Khi yêu thương trở thành phương thuốc
Niềm vui từ “Hội sách Huế yêu thương”

Huế ba năm trở lại đây thường xuyên diễn ra các hội sách. Nhưng phải đến “Hội sách Huế yêu thương”, cá nhân tôi-một người mê sách-mới thấy đây chính là hội sách.

Niềm vui từ “Hội sách Huế yêu thương”
Hàng Việt - Chất lượng vững vàng, niềm tin lan tỏa - Bài 1: Thay đổi thói quen, chuyển biến nhận thức

Được Bộ Chính trị khởi xướng từ năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là CVĐ) đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh hàng Việt, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc trong cộng đồng và người tiêu dùng.

Hàng Việt - Chất lượng vững vàng, niềm tin lan tỏa - Bài 1 Thay đổi thói quen, chuyển biến nhận thức

TIN MỚI

Return to top