ClockThứ Bảy, 09/03/2024 11:13

“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm

TTH - Truyền thông được xem là “chìa khóa” trong công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nên BHXH tỉnh không ngừng thay đổi, đa dạng hóa cả về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền nhằm lan tỏa chính sách BH đến với người dân để người dân hiểu và chủ động tham gia.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểmDự kiến trình mức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trong tháng 4Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho nhân viên thu bảo hiểm

 Tuyên truyền chính sách bảo hiểm đến với người dân

Nâng cao nhận thức

Năm 2023, BHXH tỉnh đã thực hiện công tác truyền thông trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị của BHXH Việt Nam; đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp, phù hợp với đặc thù từng nhóm chủ thể, đặc điểm văn hóa vùng miền, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó, góp phần đưa chính sách BHXH, BHYT đến với Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Theo Phó Giám đốc BHXH tỉnh, bà Bùi Thị Thu Lý, công tác thông tin, truyền thông của BHXH tỉnh được tiến hành chủ động, thường xuyên, đồng bộ ở các cấp và chú trọng hướng đến cơ sở. Ngoài việc tăng cường các hình thức truyền thông theo công nghệ truyền thông mới và hiện đại, đơn vị đã kết hợp hài hòa giữa các hình thức truyền thông thường xuyên với hình thức truyền thông theo chiến dịch, chủ đề, chủ điểm. Trong đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện, củng cố thêm niềm tin trong Nhân dân về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Đặc biệt, phải kể đến vai trò của các tổ chức dịch vụ cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư, người tham gia BHXH, BHYT.

Bà Lý nhấn mạnh, với những giải pháp đã và đang thực hiện, công tác truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, người lao động và mỗi người dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHTN, BHYT; làm thay đổi thói quen của người dân. Từ đó, tích cực, chủ động tham gia BHXH, BHYT như một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Xác định công tác truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc đưa chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến với người dân, ngay từ đầu năm 2024 BHXH tỉnh đã xây dựng và ban hành các kế hoạch, kịch bản tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT. Trong đó, các hình thức truyền thông được thực hiện đa dạng, linh hoạt, kết hợp giữa truyền thông nội bộ và truyền thông đại chúng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, không hình thức, không phô trương. Theo đó, đơn vị tập trung vào các chủ thể cần truyền thông, như: cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể các cấp; nhóm tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; hộ gia đình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; thợ thủ công, lao động trong các làng nghề truyền thống, hợp tác xã… Ngoài ra, nhóm đối tượng hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, người buôn bán nhỏ tại các khu chợ, siêu thị, người bán hàng online… chưa tham gia BHXH, BHYT cũng được hướng đến.

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm đến với người dân 

Đa dạng các phương thức truyền thông

Để nâng cao hiệu quả, đưa các chính sách BH đến với người dân, thời gian tới BHXH tỉnh chú trọng thông tin, truyền thông thông qua các hoạt động giải đáp, tư vấn, hỗ trợ khách hàng qua đường dây nóng, chuyên mục hỏi - đáp trên Trang Thông tin điện tử BHXH tỉnh, các kênh tiếp nhận, hỗ trợ thông tin khác của BHXH Việt Nam. Ngoài ra, tiếp tục truyền thông qua giải đáp chính sách, trả lời trực tiếp ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân, cử tri thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; truyền thông vận động, thuyết phục, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm làm công tác thiện nguyện trong lĩnh vực BHXH, BHYT để tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân, nhất là với những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định.

Nhiệm vụ quan trọng nữa đó là truyền thông qua nhân vật thực tế, người thật việc thật nhằm vận động, khuyến khích người đang hưởng các chế độ BHXH, BHYT, nhất là người hưởng lương hưu hàng tháng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người khám, chữa bệnh BHYT được hưởng chi phí cao tham gia truyền thông về giá trị, lợi ích thiết thực của các chế độ BHXH, BHYT... từ đó thu hút  người tham gia. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng kịp thời biểu dương các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự lan tỏa, phát hiện, biểu dương các nhân vật có cách làm hay, sáng tạo, mô hình truyền thông mới để chia sẻ.

Theo bà Bùi Thị Thu Lý, phát huy những kết quả đạt được trong năm 2023 về tổ chức tuyên truyền theo nhóm nhỏ, tư vấn trực tiếp với hơn 2.500 cuộc truyền thông nhóm nhỏ, gặp trực tiếp để tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tới 23.000 người. Năm 2024 đơn vị tiếp tục duy trì hoạt động của 4 tổ chức dịch vụ ủy quyền thu BHXH, BHYT với 392 điểm thu, 825 cộng tác viên thực hiện phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Cùng với đó, phối hợp với UBND các huyện, thị xã triển khai việc rà soát, nắm chắc địa bàn, số người chưa tham gia BHXH, BHYT tại từng thôn, tổ dân phố để có kế hoạch tuyên truyền, vận động phù hợp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới các phương thức truyền thông để phát triển thêm nhiều người tham gia vào mạng lưới an sinh xã hội.

Bài, ảnh: NGỌC KHÁNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top