ClockThứ Bảy, 05/11/2022 14:20

Ao làng

Giữ cây - xây nhàLối về La Chữ

La Chử là ngôi làng cổ của xứ Thuận Hóa. Các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất làng ra đời vào thời Trần, tuy niên đại còn có ý kiến trái chiều. Lê Nguyễn Lưu trong “Văn khắc thời Tây Sơn ở Huế” cho rằng, “thành lập vào đời Trần không lâu sau khi Ngự sử trung tán Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý năm 1307” (in trong Cố đô Huế xưa và nay, NXB Thuận Hóa, 2005, tr.656 ). Trần Đại Vinh ở “Làng văn vật Thừa Thiên Huế” (NXB Thuận Hóa, 2017, tr.144) giả định “thành lập cuối thế kỷ XIV dưới đời mạt Trần”. Hà Xuân Liêm tại bản thảo “Làng La Chử - địa chí và văn hóa” (2003) ước đoán làng ra đời khoảng năm 1342, đời vua Trần Dụ Tông (1341-1368).

Ao làng - một miền ký ức của tuổi thơ. Ảnh minh họa: D. Trương

Khu dân cư của làng nằm giữa con sông nhỏ, dân làng quen gọi là Hói, ranh giới tự nhiên của hai làng - La Chử và Phụ Ổ và cánh đồng. Đường chạy dọc hói từ đầu đến cuối làng, dân làng gọi là đường Bến. Làng có 4 phường, 28 xóm và hầu như xóm nào cũng có thể vào bằng đường bến hay đường đồng. Mỗi xóm dài trung bình 330m và đều được đào ao. Vị chi cả làng có đến 28 cái ao.

Ao làng tôi không nằm trong phương thức “vườn ao chuồng” nhằm xóa đói giảm nghèo, bởi nó là mương thoát nước ra đồng hay xuống hói khi mưa, rộng cỡ 1m và sâu trên dưới 5 tấc gì đó. Ao xóm trước nằm trước đường xóm sau!

Không có điều kiện đi khắp làng khi mưa bão nên chẳng rõ, riêng ở phường Trung nơi tôi sống, xóm nào cũng ngập khi mưa to, kéo dài; cao hay thấp, dài hay ngắn tùy xóm. Dân số gia tăng, nhà cửa mọc lên như nấm, tốc độ bê tông hóa quá nhanh và tràn lan, rồi mạnh ai nấy làm, người này làm được người kia cũng vậy không bị nhắc nhở, xử lý… khiến ao làng dần biến mất hay chỉ còn trong ký ức người cao tuổi. Nước lút thì lội, ai cũng biết và làm vậy, còn làm sao cho hết ngập là việc của người khác; người đó là ai đi hỏi ông hàng xóm!

May mắn trước cơn bão số 5 và trận lũ vừa rồi, xóm tôi đổ lại bê tông đường xóm, có chừa rãnh thoát nước nên “sau cơn mưa trời lại sáng !”.

Lạ là lúc lập làng, người biết đôi ba chữ thánh hiền hiếm lắm, nhưng sao các cụ vẫn biết và đúc kết “nước chảy chỗ trũng”, đào ao phục vụ cộng đồng. Bây giờ hễ mưa nước không biết “đi đâu về đâu” cũng là sự lạ. Khi nào tôi mới ra khỏi ao làng đây hở trời!

Hà Xuân Huỳnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thư gửi bạn vùng bão lũ

Những ngày này Huế đang nắng, những cơn mưa giông cuối ngày báo hiệu mùa thu sắp hết và mùa đông đã cận kề. Thời tiết ngày càng có nhiều bất ngờ, thiên tai ngày càng khốc liệt.

Thư gửi bạn vùng bão lũ
Giống lúa mới “bén duyên” miền quê A Lưới

Hai giống lúa mới chất lượng cao HG244 và HN6 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đưa vào gieo cấy trong vụ hè thu 2024, phù hợp với chân ruộng tại miền núi A Lưới, đạt năng suất trên 60 - 70 tạ/ha.

Giống lúa mới “bén duyên” miền quê A Lưới
Thức quà ký ức

Có một người bạn trẻ của tôi ở Hà Nội nói rằng, em đi chợ mà thấy mấy loại bánh truyền thống là mua ngay, không chỉ mua để ăn đâu, mà như mua một kỷ niệm cho mình...

Thức quà ký ức
Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Chí Bình vẫn nhớ như in “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”.

Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ
Ký ức một thời

Cứ đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm là những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi lại có dịp ùa về trong mỗi người đã một thời “vào sinh ra tử”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó là những kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Sự tự hào ấy của họ đã làm nên sức mạnh để góp phần giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Ký ức một thời

TIN MỚI

Return to top