ClockThứ Ba, 16/04/2024 06:53

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Gắn trách nhiệm, tạo đồng thuận

TTH - Thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, nhằm tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Tăng cường dân vận, ​phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận cao Triển khai đồng bộ mạng lưới “Dân vận khéo”Xây dựng dân chủ thực sự ở cơ sở

Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững là những mục tiêu mà Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở trong toàn tỉnh đã và đang hướng đến 

Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành; công tác tiếp dân, đối thoại; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Nhân dân được chính quyền các cấp thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội. Nhận thức và sự hưởng ứng, đồng thuận của Nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Một số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở; có nơi việc thực hiện dân chủ vẫn còn mang tính hình thức.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh đối với các ban thường vụ các đơn vị, địa phương trong tỉnh; trong đó, có cá nhân các phó bí thư, bí thư.

Hiện, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh đã và đang tiến hành kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở đối với Ban Thường vụ Thị ủy, các Phó Bí thư, Bí thư Thị ủy Hương Trà và 6 đảng ủy, chi bộ trực thuộc Thị ủy gồm: Đảng ủy xã Hương Toàn, xã Bình Thành, phường Hương Xuân, phường Hương Văn, Trường THPT Đặng Huy Trứ và Chi bộ Công ty CP thương mại và phát triển Trường Sơn.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết, mục tiêu của việc làm này là, làm rõ hơn vai trò của Ban Thường vụ Thị ủy Hương Trà trong việc lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn thị xã; đồng thời, đánh giá những kết quả đạt được, những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả cũng như những hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện.

Từ đó, đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện tốt và hiệu quả cao hơn nữa trong thực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới; gắn với vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ được phân công của từng cá nhân bí thư, phó bí thư trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở. Không chỉ ở Hương Trà mà tất cả các cấp ủy, chính quyền địa phương khác trên địa bàn tỉnh đều tiến hành kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở. 

Thời điểm này, toàn tỉnh đã và đang tăng tốc bằng nỗ lực cố gắng cao nhất để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Để mang lại hiệu quả cao, cần sự đồng lòng, đồng thuận, chung tay, góp sức của từng cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh.

Muốn vậy, QCDC ở cơ sở cần phải được phát huy hơn nữa, nhất là các chương trình, dự án lớn có liên quan đến cuộc sống người dân. Dân đồng thuận thì việc khó thành dễ và sớm đi đến thành công.

Cả hệ thống chính trị đều làm công tác dân vận bằng chính những công việc cụ thể, thiết thực để phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận của người dân. Ngoài công tác tuyền truyền, vận động cán bộ, đảng viên và người dân thì, tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới luôn là vấn đề đặt ra.

Xây dựng nông thôn mới, gắn với giảm nghèo bền vững là những mục tiêu lớn cần sự đồng lòng của người dân để thực hiện. Tại cơ sở, các tổ dân vận cơ sở luôn bám sát cơ sở, lắng nghe dân để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn đến với người dân.

“Dân chủ luôn được phát huy theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở ở các loại hình cơ sở sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn”, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Bí thư Đảng ủy phường Phú Thượng (TP. Huế) chia sẻ.

Vai trò tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân là điều kiện thuận lợi để giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc nảy sinh từ cơ sở liên quan đến đất đai, môi trường, giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội...

UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở của tỉnh Nguyễn Chí Tài cho rằng: Cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp cần thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; chỉ đạo xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên ban chỉ đạo; kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tồn tại; tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị sớm đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi: Dấn thân và hy sinh

Điều trị ung thư nhi có sự đóng góp quan trọng của xạ trị. Với nhiều đơn vị y tế, phương pháp này là một thách thức đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trở thành một trong hai đơn vị hiếm hoi của cả nước triển khai xạ nhi gây mê nhờ có nhiều lợi thế.

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi Dấn thân và hy sinh
Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:
Đánh giá toàn diện năng lực người học

Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó tập trung đánh giá năng lực toàn diện của người học. Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, các trường tích cực phổ biến quy chế, ôn tập để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp đến.

Đánh giá toàn diện năng lực người học

TIN MỚI

Return to top