ClockThứ Ba, 11/10/2022 06:15

Khắc phục vướng mắc về chống tham nhũng ở địa phương

TTH - Ban Bí thư đã ban hành Quy định 67-QĐ/TW ngày 2/6/2022 “Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, thành phố”. Đây được xem là chủ trương mới, tạo môi trường thuận lợi về tổ chức cho công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

Kiểm tra, xác minh tài sản thu nhập: Cần thực chấtCông tác phát hiện, xử lý tham nhũng có bước đột phá mạnh mẽTuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sáchPhòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các lực lượng chức năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: TTXVN

Quy định 67 là một chủ trương lớn nhưng từ đầu đã có cách hiểu, thực hiện khác nhau trong thành lập ban chỉ đạo ở địa phương. Tỉnh Ninh Bình đưa Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa mới bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo tháng 3/2022 làm phó ban; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương bị Trung ương kết luận vi phạm nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật làm trưởng ban. Không lâu sau bị Bộ Chính trị quyết định đình chỉ công tác, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có sai phạm nghiêm trọng liên quan đến vụ án Công ty Việt Á.

Nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng ở cơ sở trong những năm qua đã đạt được nhiều hiệu quả, nhưng đánh giá lại nói chung còn chưa đều, chưa quyết liệt, kiểm tra, tự kiểm tra còn buông lỏng. Tình trạng “dĩ hòa vi quý”, “nhìn mặt”, “không muốn động chạm”, nể nang, né tránh còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, thiếu quyết liệt, thậm chí khi có đôn đốc hoặc cấp trên trực tiếp kiểm tra địa phương mới vào cuộc.

Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ địa phương, Ban tổ chức Trung ương nhận xét: “Các vụ việc ở cấp trên làm nhanh hơn, trong khi địa phương tiến độ chậm, thiếu quyết liệt. Trung ương thì sôi sục, trong khi xuống dưới càng lững thững, chưa thấy vội vã”. Có nhiều vụ việc có làm nhưng cảm giác chưa thành phong trào quyết liệt.

Tham nhũng hay chống tham nhũng là đều từ con người. Dù ở cấp nào, chống tham nhũng có đạt hiệu quả hay không thì con người là yếu tố quyết định. Ở địa phương có nhiều người trong ban chỉ đạo sinh sống, làm việc ở cùng cơ quan, ở trong huyện, xã, có khi còn ở gần nhau trong tổ dân phố. Nhiều địa phương còn có những dòng họ lớn, nhiều bà con, anh em xa gần và những mối quan hệ chằng chịt khác. Các mối quan hệ xã hội từ bạn học, bạn đời, chung sở thích… hàng ngày gặp nhau trong sinh hoạt, làm việc. Đó là chưa kể nhiều người từng làm việc với nhau trở thành “thâm tình”, “kết nghĩa”, “chiến hữu”. Từ đó cho thấy, các thành viên ban chỉ đạo không tránh khỏi bị tác động bởi những mối quan hệ, tình cảm và sự gắn bó đời sống, sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, quan trọng và có tính quyết định nhất là người đứng đầu (bí thư tỉnh ủy, trưởng ban chỉ đạo). Chống tham nhũng có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc rất lớn vào người ở vị trí này - Người có quyết định lớn nhất ở địa phương.

Thuận lợi nhất là phần lớn hiện nay bí thư tỉnh ủy không phải người địa phương nên không ảnh hưởng bởi các mối quan hệ gia đình, “thân hữu”, không bị ràng buộc riêng tư trong chỉ đạo, xử lý sai phạm. Tuy nhiên, do là người đứng đầu ở địa phương nên cũng khó tránh khỏi những tác động nhiều chiều. Nếu không giữ được bản lĩnh vững vàng, tâm không trong sáng dễ bị những tác động về tình cảm cá nhân, nhu cầu sở thích thì dễ sa ngã. Cựu Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng ở Hải Dương vừa qua là một ví dụ. Bản thân không những mất công danh sự nghiệp, vào vòng lao lý mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng.

Muốn chống tham nhũng đạt được yêu cầu thì bộ máy lãnh đạo chống tham nhũng phải là cán bộ làm việc thực chất. Theo quy định 67 về cơ cấu, thành phần các chức danh ở địa phương là hướng dẫn chung cho cả nước, nhưng không vì cơ cấu mà bỏ qua tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực cán bộ. Cấp trưởng của cơ quan, tổ chức theo đúng chức năng là cần thiết, nhưng phải căn cứ cán bộ ở địa phương để đưa cấp trưởng hay phó cho phù hợp, tránh rập khuôn cơ cấu.

Một trong những biện pháp mạnh mẽ được Đảng ta nêu ra là kiên quyết đấu tranh ngay trong cơ quan phòng, chống tham nhũng. Đưa “lò” về cơ sở, tạo bước chuyển biến mới nhưng cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Cái gì mới làm đều rất khó, chống tham nhũng càng khó hơn khi chủ thể tham nhũng và chống tham nhũng đều là người có chức, quyền. Mở rộng chống tham nhũng xuống cơ sở vừa là giải pháp, vừa thử nghiệm tốt nhất xóa bỏ tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” tồn tại lâu nay.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Hợp nhất nhiều sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện nhằm​ quán triệt nội dung định hướng, kế hoạch về tiến độ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hợp nhất nhiều sở, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Phần thưởng xứng đáng

Từ 100 con gà giống được chính quyền địa phương hỗ trợ, đến nay ông Nguyễn Vĩnh Tường (thôn Hà Trữ Thượng, xã Phú Gia, Phú Vang) đã phát triển thành trang trại nuôi gà thả vườn với số lượng đàn dao động từ 3.000 – 5.000 con, doanh thu mỗi năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Phần thưởng xứng đáng

TIN MỚI

Return to top