ClockThứ Ba, 26/02/2019 19:37

Văn hóa công sở là phải phục vụ nhân dân tốt hơn

TTH.VN - Sáng 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Hội đồng.

Đưa tiêu chí môi trường vào thi đua, khen thưởngPhong Điền: Tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2018Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương

Năm 2018, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho 65.702 trường hợp. Trong tổng số cá nhân được khen hưởng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỷ lệ khen thưởng chuyên đề, đột xuất chiếm 1,2%; khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp công tác chiếm 21% tổng số cá nhân được khen thưởng.

Tại phiên họp, các thành viên đóng góp ý kiến vào việc tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở, cuộc thi viết về gương “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá công tác thi đua, khen thưởng đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2018. Nổi bật là các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc được tổ chức trang trọng, thiết thực, tạo không khí sôi nổi, rộng khắp trong cả nước. Các phong trào thi đua được triển khai bài bản, khoa học, có tiêu chí, nội dung cụ thể, rõ ràng. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến có bước chuyển biến bước đầu quan trọng, là điểm sáng của năm 2018. Công tác khen thưởng được triển khai kịp thời và ít xảy ra sơ suất.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sắc. Có nơi phong trào thi đua chưa bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, có nơi “giao khoán” cho ban thi đua-khen thưởng. Công tác nhân rộng điển hình tiên tiến ở một số nơi còn hạn chế. Khen thưởng trực tiếp người lao động được cải thiện hơn nhiều nhưng thực sự chưa tạo hiệu ứng sâu rộng.

Nhấn mạnh phương châm hành động “12 chữ” năm 2019 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu công tác thi đua-khen thưởng cần tập trung vào việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để thiết thực kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người, coi đây là nhiệm vụ rất quan trọng.

Các phong trào thi đua phải thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, đi liền với đó là công tác đôn đốc kiểm tra, tổ chức phong trào thi đua ở cơ sở, tinh thần là kiên quyết, quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đạt kết quả cao hơn năm 2018.

Thủ tướng lưu ý việc thi đua thực hiện văn hóa công sở và nhấn mạnh đạo đức công vụ là nói không với tiêu cực, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác. Thực hiện văn hóa công sở để làm sao phục vụ nhân dân tốt hơn.

Bộ Nội vụ cần phối hợp với cơ quan liên quan chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình để kịp thời có giải pháp, bảo đảm hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng được chặt chẽ, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực. “Kế hoạch phát động phong trào thi đua về văn hóa công sở phải được kiểm tra, uốn nắn, đôn đốc như thế nào”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, nhất là cần kịp thời, nhanh hơn. “Có nhiều tấm gương đáng quý, đáng trân trọng mà chúng ta nên có hình thức kịp thời khen thưởng, động viên”, Thủ tướng nói và lấy ví dụ về trường hợp anh dân quân tự vệ Trương Văn Được, 33 tuổi, ở xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, đã dầm mình trong lũ suốt ngày đêm để cứu người và đã qua đời vì kiệt sức ngay trước cửa nhà, vào cuối năm 2018 vừa qua.

“Phát huy kết quả đạt được năm 2018, với khí thế mới, động lực mới, tôi đề nghị các đồng chí thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương và cơ quan thường trực của Hội đồng tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ được phân công, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, trên tinh thần “bứt phá, hiệu quả”, Thủ tướng nói.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

TIN MỚI

Return to top