ClockThứ Hai, 13/05/2024 10:34

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2025 sẽ có khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia Bảo hiểm Xã hội Nỗ lực gia tăng số người tham gia bảo hiểm y tếNhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hộiĐưa chính sách đến với người lao động tự do Giao chỉ tiêu thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên 6.200 người ở các phường, xã

Người lao động Chi nhánh cảng Tân Vũ (Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng) trong giờ làm việc. (Ảnh: MINH THẮNG) 

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đôn đốc thu, giảm tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Một trong những điểm được Bảo hiểm xã hội các địa phương đặc biệt quan tâm là tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đưa chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp; đồng thời giao chỉ tiêu phát triển người tham gia đến cấp huyện, cấp xã; chủ động tham mưu kế hoạch, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện để hoàn thành các chỉ tiêu được giao về độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Cụ thể hóa các giải pháp tại địa phương

Tại hội nghị giao ban cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tháng 5/2024, thông tin về công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Trưởng ban Quản lý thu-sổ, thẻ Dương Văn Hào cho biết: Đến nay, bảo hiểm xã hội các địa phương đã xây dựng xong kịch bản thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2024 và nhanh chóng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Các chỉ tiêu thu, phát triển người tham gia cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương giao cụ thể đến các cấp xã.

Báo cáo cho thấy, so với tháng trước, đã có những tín hiệu tích cực khi 50 tỉnh tăng số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 28 tỉnh tăng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 48 tỉnh tăng bảo hiểm y tế. Về công tác thu, hiện đang thực hiện đúng theo tiến độ; số chậm đóng từ 1-3 tháng đã giảm so với cùng kỳ năm 2023, quy trình thu, đôn đốc giảm số chậm đóng đang dần được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức để đạt chỉ tiêu được giao năm 2024.

Về giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới, Trưởng ban Quản lý thu-sổ, thẻ cho biết: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện quyết liệt hơn các văn bản chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường thanh tra-kiểm tra, xây dựng phần mềm số để xác định rõ hơn số liệu thu. Tổ chức các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm các mô hình để các địa phương tổ chức thực hiện; tiếp tục tổ chức đào tạo cho các nhân viên dịch vụ thu…, từ đó phát triển bền vững người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Về lĩnh vực bảo hiểm y tế, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết: Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo rất quyết liệt bảo hiểm xã hội các địa phương để kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hướng dẫn bảo hiểm xã hội các địa phương triển khai hiệu quả Nghị định 75 của Chính phủ, trong đó sớm giao dự toán và xây dựng tiêu chí để có những cảnh báo trong kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên tinh thần đặt quyền lợi của người dân đi khám, chữa bệnh lên hàng đầu. “Hiện số lượt, số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được kiểm soát tăng ở mức thấp hơn so với tháng trước, các giải pháp chỉ đạo đang tiếp tục được cụ thể hóa tại các địa phương và dần phát huy trong thời gian tới”, bà Nguyễn Thị Hồng Vân nhận định.

Đổi mới mạnh mẽ, sáng tạo công tác truyền thông

Giám đốc Trung tâm Truyền thông Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: Hiện nay, bảo hiểm xã hội các địa phương đang triển khai mạnh các hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân với các hình thức tương đối sáng tạo; đồng thời, Trung tâm Truyền thông cũng bám sát chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tập trung truyền thông theo định hướng từ đầu năm, truyền thông quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; truyền thông việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định mới cho người dân; truyền thông những bất lợi sau này khi người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần…

“Các nội dung liên quan vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước quan tâm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong kỳ họp Quốc hội sắp tới cũng sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chủ động đẩy mạnh thông tin trong thời gian tới”, Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết.

Nhấn mạnh các nội dung truyền thông, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh chỉ đạo tăng cường chuyển tải các thông điệp tập trung vào mục tiêu phục vụ, đem lại lợi ích của người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý, ngăn ngừa các hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh ghi nhận những nỗ lực cố gắng của toàn ngành trong thời gian qua.

Trong bối cảnh khó khăn, với tinh thần vào cuộc ngay từ đầu năm, toàn ngành đã quyết liệt triển khai hiệu quả các nhiệm vụ. Những nỗ lực của ngành đã được thể hiện rõ qua các chỉ số về thu, phát triển người tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... được phát triển tích cực. Quyền lợi của người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được bảo đảm tốt, cải cách thủ tục hành chính gắn với triển khai Đề án 06 hiệu quả.

Tổng Giám đốc chỉ đạo các đơn vị thời gian tới bám sát các đơn vị chuyên môn của các bộ, ngành để phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm; chủ động thông tin về các nội dung liên quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được cử tri, đại biểu Quốc hội, nhất là các vấn đề đang được dư luận quan tâm trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội; đồng thời triển khai mạnh các hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân; truyền thông mạnh mẽ về quá trình thực hiện Đề án 06, chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhấn mạnh các lợi ích về mặt quản lý, tính năng phục vụ người dân, doanh nghiệp tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Theo Nhân dân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top